Nguồn tài trợ từ nước ngoài

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 62 - 64)

II/ Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả

1. Các giải pháp về thu hút vốn đầu tư

1.3 Nguồn tài trợ từ nước ngoài

Cần có cơ chế huy động các nguồn vốn để thực hiện việc duy tu và nhất là phải có sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ quốc tế. Nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài đầu tư phát triển các công trình Giao thông nông thôn tập trung chủ yếu từ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới WB, Ngân hàng phát triển châu Á ADB, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JBIC, Liên minh châu Âu EU, các tổ chức Liên hiệp quốc. Các tổ chức ngân hàng này đầu tư thông qua các chương trình dự án và được quản lý trực tiếp bởi Bộ Giao thông vận tải.

Các tổ chức nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam nói chung và vùng Bắc Trung Bộ nói riêng, họ có yêu cầu cao về mặt kế hoạch công việc của các địa phương, do vậy cần lập cho địa phương mình những kế hoạch, quy hoạch cụ thể về các chương

trình dự án đang triển khai và sẽ triển khai trong tương lai nếu có sự đóng góp vốn. Bên cạnh đó các địa phương các thể huy động vốn từ các Việt Kiều, họ cũng mong góp sức mình vào xây dựng quê hương, xây dựng đất nước.

Hiện tại nguồn vốn ODA ở Bắc Trung Bộ tương đối là dồi dào, nhưng công tác giải ngân đang còn kém, công tác sử dụng vốn chưa tốt. Muốn thu hút được nhiều nguồn vốn ODA thì cần có cơ chế chính sách quản lý và sử dụng vốn ODA một các rõ ràng, tránh tình trạng nợ đọng vốn và thiếu trách nhiệm trong quản lý vốn vay.

Nhằm thu hút được tối đa nguồn vốn ODA thì chủ yếu dựa vào hiệp định song phương, Nhà nước cần tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới, hợp tác kinh tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền. Việt Nam cần mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, các quốc gia khác đặc biệt là Mỹ, Nhật, Nga, WB… Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển với các đối tác này sẽ giúp Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với cộng đồng tài trợ quốc tế.

Trong quá trình quan hệ với các đối tác, vùng Bắc Trung Bộ cần phải cố gắng loại bỏ các ràng buộc về chính trị ra khỏi quan hệ hỗ trợ phát triển. Cần phải đề cao vai trò làm chủ trong quá trình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA.

Nhằm thu hút ODA một cách có hiệu quả, Nhà nước cần đảm bảo sự ổn định về kinh tế, chính trị, mặt khác huy động vốn ODA cũng cần chú ý đến những điều kiện đi kèm, các chi phí khác có liên quan tránh tình trạng khi sử dụng vốn này chi phí liên quan phát sinh sau có thể lớn hơn cả mức vốn đầu tư ban đầu.

Nhằm thu hút ODA được nhiều hơn thì Nhà nước cần phải thực hiện đầy đủ các cam kết như tiến hành công khai thu chi ngân sách, thực hiện cổ phẩn hóa các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ…, tập trung phát triển nhanh nông thôn, xóa đói giảm nghèo các vùng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, hải đảo, cải cách hệ thống ngân hàng, tài chính…

Vùng cũng cần chuẩn bị tốt vốn đối ứng đầy đủ trong các dự án sử dụng vốn ODA. Có như vậy dự án mới được triển khai một cách thuận lợi và làm theo đúng cam kết với các nhà tài trợ.

Vùng cần tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị với các nhà tư vấn nhà tài trợ để giải quyết những mặt ưu và nhược trong việc thực hiện dự án, kết hợp với các nhà tài trợ để tìm ra các giải pháp nhằm hài hoà và đơn giản hoá các thủ tục tiếp nhận sử dụng ODA có hiệu quả cao.

Nhà nước cần đẩy nhanh tốc độ giải ngân của các dự án, trước hết cần đơn giản các thủ tục, ban hành một số quy chế chi tiết nói rõ những thủ tục hành chính nào cần phải thực hiện, tránh mất nhiều thời gian do không nắm được đầy đủ các yêu cầu; Bộ kế hoạch và đầu tư cần phối hợp với các Bộ tài chính, Ngân hàng soạn thảo các văn bản và trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung lãi suất và thời gian cho vay cũng như cơ chế tài chính trong nước đối với các loại dự án ODA; Thiết lập một hệ thống thông tin liên lạc hữu hiệu giữa vùng Bắc Trung Bộ và các nhà tài trợ để giúp hiểu biết lẫn nhau, để có thể phối hợp hoạt động giúp hợp tác có hiệu quả cao, thiết thực hơn…; Cần tăng cường năng lực cán bộ ở các cấp bằng việc đào tạo và huấn luyện về công tác quản lý dự án một cách có hệ thống, đội ngũ cán bộ hướng dẫn có trình độ và kinh nghiệm để có thể truyền đạt một cách có hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w