Nguồn ngân sách Địa phương

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 61 - 62)

II/ Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả

1. Các giải pháp về thu hút vốn đầu tư

1.2 Nguồn ngân sách Địa phương

Địa phương cần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vì đây là nguồn nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu chi ngân sách. Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có tinh thần học hỏi, trách nhiệm thì công tác làm việc, giám sát, kiểm tra mới thực hiện một cách minh bạch, khách quan được. Địa phương cần mở rộng các hình thức đào tạo, đào tạo lại, xã hội hoá công tác đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức. Cần có sự đầu tư tập trung nâng cao năng lực và trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, huấn luyện… Tăng cường phối hợp và gắn kết giữa các công ty sử dụng nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo, huấn luyện để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tế và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.

Ngân sách địa phương có thể huy động từ các doanh nghiệp tư nhân trong địa bàn tỉnh, Nhà nước cũng như Tỉnh cần có chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân. Ví dụ, trong hoạt động đầu tư hệ thống giao thông, doanh nghiệp đứng ra thi công thì sẽ được hưởng một số ưu đãi như được Nhà nước hỗ trợ một phần vốn với lãi suất ưu đãi, thuế thu từ hoạt động kinh doanh đó sẽ được

giảm xuống mức ưu đãi trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy sẽ khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng, đồng thời thúc đẩy hạ tầng của địa phương phát triển. Các tỉnh cũng nên tạo cho lĩnh vực hạ tầng giao thông có tính dịch vụ để khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh kinh doanh với nhau cũng nhằm đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông.

Hiện nay trong điều kiện tình hình khó khăn của các tỉnh Bắc Trung Bộ, việc mong đợi ở ngân sách địa phương là hạn chế. Tuy nhiên các địa phương cũng cần tranh thủ tối đa nguồn vốn này. Vốn từ nguồn ngân sách này chủ yếu phục vụ công tác nâng cấp, bảo dưỡng thường xuyên và một phần cho sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng đường. Để góp phần tăng ngân sách cho địa phương cần: đánh thuế đối với các doanh nghiệp nằm trên địa bàn đang hoạt động, đơn vị kinh tế hoạt động chủ yếu, cần phân bổ hợp lý vốn xây dựng cho các địa phương trong đầu tư xây dựng các công trình, dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương và của người dân. Mỗi địa phương phát động phong trào "Nhà nước và nhân dân cùng làm" nhằm thu hút người dân trong công tác xã hội hoá GTNT, vận động người dân tham gia đóng góp lao động công ích và đóng góp tự nguyện ngày công, sức lao động cũng như tiền bạc, nguyên vật liệu.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 61 - 62)