Các hạn chế trong hoạt động của chi nhánh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới hoạt động của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Ngân hàng Công thương Việt Nam pdf (Trang 52 - 55)

II. Kinh doanh ngoại tệ

2.4.2.1. Các hạn chế trong hoạt động của chi nhánh

+ Các thủ tục thanh tốn cịn nhiều cơng đoạn khơng thực sự cần thiết. Hiện nay thủ tục thanh tốn cịn phức tạp, hạn chế các hoạt động của chi nhánh. Người dân, với kiến thức hiểu biết về dịch vụ ngân hàng không cao, nếu các thủ tục thanh toán qua ngân hàng phức tạp thì họ sẽ lựa chọn phương án đơn giản hơn, đó là thanh tốn trực tiếp bằng tiền mặt. Việc duy trì những thủ tục thanh tốn nhiêu khê, phức tạp và chưa phù hợp với trình độ phổ thông của phần lớn nhân dân trên địa bàn khu công nghiệp phần nào đã hạn chế việc thúc đẩy tiêu dùng dịch vụ ngân hàng của họ đối với chi nhánh.

+ Hoạt động dịch vụ ngân hàng còn hạn chế, chủ yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống.

Tỷ trọng thu phí từ dịch vụ của chi nhánh còn thấp, trong khi thu từ tín dụng ln chiếm phần lớn trong tổng doanh thu. Nếu so sánh tỷ lệ thu từ dịch vụ của chi nhánh với các ngân hàng thương mại cổ phần trong cùng địa bàn hoặc những địa bàn có điều kiện tương tự thì mới thấy rằng tỷ lệ thu từ phí dịch vụ của chi nhánh cịn q thấp.

Cơng tác huy động vốn thông qua dịch vụ chưa được chi nhánh chú trọng đúng mức. Các dịch vụ ngân hàng huy động vốn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trên địa bàn. Việc thu hút khách hàng tham gia vào hệ thống thẻ chưa cao, chủ yếu là những công nhân đang làm việc trong khu công nghiệp, tỷ lệ dân cư trên địa bàn biết và sử dụng dịch vụ thẻ của chi nhánh còn thấp. Nhiều dịch vụ mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng, do đang ở trong giai đoạn đầu nên tính tiện ích chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Trong dịch vụ kinh doanh ngoại hối, chi nhánh mới tập trung chủ yếu vào đồng đô la Mỹ và đồng EURO mà chưa mở rộng sang những đồng tiền mạnh khác như đồng yên Nhật, đồng mác Đức, đồng phrăng Pháp và đồng bảng Anh. Do đó, hạn chế đến doanh thu của chi nhánh và gắn rủi ro kinh doanh ngoại hối của chi nhánh vào rủi ro của đồng đôla Mỹ. Trong điều kiện biến động tiền tệ khó dự đốn như hiện nay, việc kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh nếu tập trung vào một hoặc hai đồng tiền có thể dẫn đến sự thua lỗ.

Dịch vụ thanh tốn của chi nhánh cịn chưa đa dạng, khách hàng chủ yếu sử dụng uỷ nhiệm chi để thanh tốn. Hình thức séc có phát triển, nhưng chưa chiếm tỷ trọng cao. Các cơng cụ thanh tốn quốc tế do chi nhánh cung cấp chưa phong phú, hình thức chủ yếu là dùng L/C, chuyển tiền bằng điện tử và nhờ thu. Nhiều tiện ích thanh tốn khác như thanh toán tiền điện, tiền nước và tiền điện thoại triển khai với số lượng rất ít.

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế.

Dịch vụ ngân hàng hiện đại phần lớn sử dụng hệ thống dữ liệu tập trung và công nghệ mạng diện rộng (WAN) và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chất lượng

đường truyền của các đơn vị cung cấp. Trong những năm qua, mặc dầu các đơn vị kinh doanh viễn thông đã đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nhưng hiện tượng nghẽn mạch, tốc độ đường truyền chậm vẫn xảy ra thường xuyên. Tình trạng yếu kém của cơ sở hạ tầng tác động đến chất lượng, hiệu quả của dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền và dịch vụ thẻ. Hơn nữa, công nghệ ngân hàng như: chương trình ứng dụng và trang thiết bị ngân hàng chưa được tiên tiến, hay trục trặc.

+ Năng lực quản trị rủi ro của chi nhánh còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hoạt động mới.

Khu Cơng nghiệp Tiên Sơn đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các doanh nghiệp đang hoạt động có quy mơ tương đối lớn. Nhu cầu vay vốn của các khách hàng này rất lớn nhưng giai đoạn 2004 - 2006 chi nhánh mới tập trung vào các dự án có thế chấp đảm bảo có trụ sở chính đóng tại khu cơng nghiệp. Điều đó hạn chế việc tiếp cận những dự án có tài sản thế chấp thấp nhưng dự án kinh doanh tốt và có triển vọng thu lợi nhuận cao.

- Cơng tác thơng tin phịng ngừa rủi ro tín dụng cịn thấp. Hiện tại, chi

nhánh dựa chủ yếu vào những thông tin của Ngân hàng Công thương Việt Nam, những thơng tin đó bắt nguồn từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng chất lượng của các nguồn tin này chưa cao. Chi nhánh đã triển khai thu thập thông tin qua nhiều kênh khách nhau nhưng hoạt động này chưa đem lại kết quả tương xứng. Hệ thống thu thập, xử lý và chế biến thông tin chưa phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp, chưa sắp xếp khoa học. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nằm xa địa bàn hoạt động của chi nhánh thì thơng tin thu thập được là rất ít.

- Chất lượng thẩm định dự án chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý rủi

ro tín dụng. Cơng tác thẩm định dự án của chi nhánh dựa chủ yếu vào số liệu báo

cáo của khách hàng, hiệu quả kinh tế chưa được dự án tính tốn lại theo cách tính của chi nhánh, độc lập với khách hàng nên các kết luận đưa ra về khả năng trả nợ của dự án chưa chính xác, các dự báo về rủi ro tín dụng dựa trên kết quả thẩm định

dự án có độ tin cậy không cao. Mặt khác, do năng lực dự báo của nhân viên chi nhánh còn nhiều hạn chế nên việc thẩm định các yếu tố liên quan chưa được xem xét kỹ lưỡng, nhất là các yếu tố về thị trường, công nghệ và cơ cấu nguồn vốn đầu tư của dự án.

- Kỹ năng quản lý rủi ro tín dụng của cán bộ chưa thành thạo. Quản lý rủi ro tín dụng là nội dung mới nên cán bộ của chi nhánh chưa có kinh nghiệm. Hơn nữa, hoạt động tín dụng thường trong tình trạng q tải nên một số cán bộ tín dụng đã khơng đầu tư thích đáng thời gian cho cơng việc quản lý rủi ro. Kế hoạch quản lý rủi ro chưa được cụ thể hoá rõ ràng trong kế hoạch của đơn vị, các biện pháp dự báo, phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng chưa có chất lượng cao và nghiệp vụ xử lý rủi ro tín dụng chưa linh hoạt. Hoạt động thơng tin, kiểm sốt cịn chưa định hướng rõ vào mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng. Nhiều cán bộ tín dụng của Ngân hàng cịn chưa quen quản lý những khoản vay lớn nên chưa có kinh nghiệm đo lường rủi ro tín dụng của nó.

+ Hoạt động marketing ngân hàng chưa thực sự sâu, rộng đến các khách hàng tiềm năng.

Trong giai đoạn hiện nay, dưới áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác, hoạt động marketing có vai trị hết sức quan trọng. Nhưng nhiều nhân viên trong chi nhánh chưa ý thức được marketing ngân hàng không chỉ là quảng bá sản phẩm mới mà cịn là hoạt động nhằm duy trì thị trường sẵn có, tạo dựng mối liên hệ mật thiết với khách hàng. Đối với khách hàng tiềm năng, chi nhánh chưa có nhiều hoạt động quảng bá sản phẩm, chưa đầu tư thoả đáng cho lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới hoạt động của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Ngân hàng Công thương Việt Nam pdf (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)