Thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới hoạt động của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Ngân hàng Công thương Việt Nam pdf (Trang 39 - 41)

Song song với nhiệm vụ huy động vốn, chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn đã không ngừng mở rộng đầu tư tín dụng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế đối với các dự án có hiệu quả và có tính khả thi cao. Tư duy kinh doanh đã được đổi mới, tư tưởng chạy theo kinh doanh đơn thuần đã được xóa bỏ, thay vào đó là nhận thức lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu chính để phục vụ và kinh doanh, chi nhánh đã tập trung sàng lọc, lựa chọn những khách hàng tốt và giảm dần dư nợ đối với những khách hàng có tình hình tài chính yếu kém và rà soát, điều chỉnh lãi suất cho vay đối với những hợp đồng có lãi suất thấp để đảm bảo bù đắp đủ chi phí. Hoạt động tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2004 - 2006 cho chúng ta thấy một số đặc điểm chủ yếu sau:

Bảng 2.3. Tổng dư nợ cho vay (2004 - 2006)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006

1. Dư nợ cho vay triệu đồng 210.219 249.106 291.462

Tăng tuyệt đối triệu đồng - 38.887 42.320

Tốc độ tăng % - 18 17

2. Nợ quá hạn triệu đồng 0 0 0

Một là, tổng dư nợ cho vay tăng đều đặn hàng năm.

Năm 2004, chi nhánh đã cho vay hơn 210 tỷ đồng; năm 2005, dư nợ cho vay của chi nhánh là 249 tỷ đồng, vượt hơn 38 tỷ đồng so với năm 2004, tốc độ tăng của dư nợ cho vay trong năm 2005 là 18%, cao nhất trong 3 năm 2004-2006. Xu hướng tăng đó được duy trì trong năm 2006 khi tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đạt hơn 291 tỷ đồng, tăng hơn 42 tỷ đồng so với năm 2005.

Hai là, tỷ lệ vay trung và dài hạn chiếm đa số đối với vay nội tệ, trong khi

tỷ lệ vay ngắn hạn cao hơn vay trung và dài hạn đối với vay ngoại tệ.

- Tổng vốn vay ngắn hạn nội tệ giảm từ khoảng 55 tỷ đồng năm 2004 xuống gần 52 tỷ đồng năm 2006. Năm 2005 là năm vốn vay ngắn hạn đạt mức cao nhất với hơn 64 tỷ đồng. Lượng vốn vay trung và dài hạn tăng đều đặn từ năm 2004 đến 2006. Năm 2004, tổng vốn vay trung và dài hạn mà các cơ sở sản xuất - kinh doanh vay của chi nhánh là hơn 151 tỷ đồng, đến năm 2006 đã tăng lên hơn 214 tỷ đồng, cao hơn năm 2004 xấp xỉ 63 tỷ đồng. Điều đó dẫn đến cơ cấu vốn vay phân theo thời gian của chi nhánh biến đổi theo hướng tăng vốn vay trung và dài hạn, giảm vốn vay ngắn hạn.

Hình 2.3. Cơ cấu vốn vay theo thời gian (2004-2006)

27,79 19,56 19,56 80,44 26,8 72,21 73,2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2004 2005 2006 Năm T l ( % ) Vốn vay ngắn hạn Vốn vay trung và dài hạn

hạn, vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể. Năm 2004, tỷ trọng vốn vay ngoại tệ quy đổi ngắn hạn chiếm 100% và tỷ lệ này vẫn không thay đổi trong năm 2005. Năm 2006, cơ cấu vốn vay ngoại tệ quy đổi có sự thay đổi khi tỷ trọng vốn vay ngắn hạn giảm xuống mức 80,5%, tỷ trọng vốn vay trung và dài hạn tăng lên mức 19,5%.

Ba là, tỷ trọng vốn vay có bảo đảm bằng tài sản tăng đều qua các năm.

Phần vốn vay có đảm bảo bằng tài sản của chi nhánh tăng từ 44% năm 2004 lên 72% vào năm 2005. Năm 2006, tỷ trọng nguồn vốn vay có đảm bảo tiếp tục tăng lên 82%, cao hơn 10% so với năm 2005. Việc thực hiện chính sách cho vay thận trọng như vậy trong những năm qua đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh trong 3 năm từ 2004 đến 2006 ln duy trì ở mức 0%.

Bên cạnh đó, chi nhánh cũng chú trọng cho vay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế ngồi quốc doanh có đảm bảo tài sản cho vay. Với phương châm tăng trưởng tín dụng an tồn, chi nhánh đã khơng những hồn thành kế hoạch được giao mà cịn duy trì mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và chi nhánh. Đó chính là cơ sở để chi nhánh phát triển hơn trong tương lai.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới hoạt động của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Ngân hàng Công thương Việt Nam pdf (Trang 39 - 41)