II. Kinh doanh ngoại tệ
3.2.7. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của chi nhánh
Trong quản trị ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành phải đặc biệt quan tâm [25, tr. 207]. Nhiều ý kiến khẳng định: "quản trị rủi ro là nghiệp vụ chủ đạo và là thước đo năng lực "sống" hay là "chết" của một ngân hàng thương mại". Với ý nghĩa quan trọng đó của quản trị rủi ro, ban lãnh đạo chi nhánh cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau để nâng cao năng lực quản trị rủi ro của chi nhánh.
Phân loại rủi ro, trong phạm vi hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, tồn tại một số loại rủi ro cơ bản sau:
- Rủi ro tín dụng: Rủi ro thất thốt tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc khơng thực hiện thanh tốn nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Rủi ro này bao gồm cả rủi ro thanh tốn khi một bên thứ ba (ví dụ một ngân hàng thanh tốn) không thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng này.
- Rủi ro lãi suất: thể hiện rủi ro lỗ tiềm tàng của một ngân hàng do các biến động của lãi suet [11, tr. 283]. Rủi ro lãi suất có thể có một số hình thức khác nhau, như rủi ro xác định lại lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất thay đổi, rủi ro tương quan lãi suất, và rủi ro quyền chọn đi kèm.
- Rủi ro thanh khoản: phát sinh chủ yếu từ xu hướng huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn. Trường hợp này xảy ra nếu sẽ phải hoàn trả theo yêu cầu của người gửi tiền, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng, người gửi tiền sẽ rút tiền của mình ra nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng trả nợ.
- Rủi ro giá cả: đây là rủi ro về việc giá trị các tài sản của một ngân hàng có thể biến động. Rủi ro này xuất hiện trong tất cả các chủng loại tài sản, từ bất động sản đến cổ phiếu và trái phiếu.
của các khoản ngoại hối nắm giữ, vì thế làm cho ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động.
- Rủi ro hoạt động: bao gồm tồn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức mà một ngân hàng điều hành các hoạt động của mình. Các ví dụ về rủi ro hoạt động là rất nhiều như: việc cấu trúc hạn mức không phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn, quản trị tồi các quy trình quản lý tín dụng, cán bộ tham ơ, thiếu các kế hoạch khôi phục kinh doanh trong trường hợp xảy ra thảm họa.
- Rủi ro pháp lý: thường tác động tới các ngân hàng theo hai cách.
+ Các khách hàng và những người khác có thể khởi kiện ngân hàng. Lý do của việc khởi kiện có thể phát sinh từ q trình hoạt động kinh doanh bình thường, ví dụ việc ngân hàng từ chối cấp lại hạn mức cho vay mà theo khách hàng là vô lý. Tuy nhiên, các trường hợp có thể phát sinh từ các lý do tách biệt khỏi hoạt động kinh doanh ngân hàng như việc tài trợ cho những khách hàng gây ô nhiễm mơi trường có thể làm ngân hàng bị các bên thứ ba kiện cáo.
+ Khi các hợp đồng cho vay và tài sản đảm bảo tiêu chuẩn của ngân hàng đó có vấn đề, hoặc Nhà nước thay đổi đột ngột chính sách vĩ mơ về cơ cấu kinh tế và lĩnh vực ưu tiên có thể dẫn tới rủi ro thua lỗ cho ngân hàng.
- Rủi ro chiến lược: phát sinh từ các thay đổi trong môi trường hoạt động của ngân hàng trên phạm vi rộng hơn về mặt kinh doanh và tài chính. Rủi ro chiến lược cũng có thể phát sinh từ các hoạt động của bản thân ngân hàng. Ví dụ, việc xâm nhập vào một thị trường mới mà thiếu sự nghiên cứu đầy đủ và thiếu các nguồn lực cần thiết để khai thác thị trường này có thể làm ngân hàng gặp phải rủi ro thua lỗ.
- Rủi ro uy tín: là rủi ro dư luận đánh giá xấu về ngân hàng, gây khó khăn nghiêm trọng cho ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ ngân hàng.
tuỳ từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để đề ra các giải pháp tình thế hoặc dài hạn. Cần nắm bắt các rủi ro, đánh giá và đề ra giải pháp hạn chế, phịng ngừa rủi ro cho phù hợp. Thơng thường, đối với các loại hình rủi ro đặc thù, các ngân hàng thương mại có thể vận dụng những cách thức mang tính chất kỹ thuật sau:
Một là, giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng.
- Phải kịp thời triển khai việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ cho quản trị rủi ro; nghiên cứu, đưa vào áp dụng các mơ hình quản trị rủi ro phù hợp với các quy định hiện hành, đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng thương mại và thông lệ quốc tế.
- Ngân hàng thương mại phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ. Theo lời khuyên của các chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng thì khơng có phương pháp phân tích phức tạp nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chuyên mơn trong quản trị rủi ro. Do đó, để quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, các ngân hàng thương mại cần thơng qua q trình tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, nuôi dưỡng một đội ngũ cán bộ chun mơn hố và có kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng.
- Chú trọng hơn nữa đến đầu tư công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng.
- Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tín dụng trong tồn hệ thống. - Tồn ngành cần đẩy nhanh tiến độ "nhất thể hóa" mạng thanh tốn quốc gia để giảm chi phí phát hành thẻ và giảm đầu mối bị lợi dụng làm giả.
Hai là, giải pháp hạn chế rủi ro ngoại hối.
- Giải pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng
+ Cần duy trì một sự cân xứng tài sản nợ và tài sản có ngoại tệ; duy trì trạng thái ngoại hối rịng ở mức hợp lý.
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng phân tích và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động tỷ giá của các loại đồng tiền, trên cơ sở đó có quyết định đúng đắn về các hợp đồng mua, bán ngoại tệ.
- Giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại bảng
Cần phát triển và sử dụng các loại cơng cụ tài chính có khả năng giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngoại hối, như hợp đồng forwards, hợp đồng futures (cũng giống như Forwards nhưng được giao dịch trên thị trường chính thức), thực hiện các giao dịch swap ngoại tệ, quyền lựa chọn (Option). Tuy nhiên, thực hiện các nghiệp vụ này, cần thận trọng, đặc biệt đối với nghiệp vụ Quyền lựa chọn rất dễ gây ra rủi ro cho ngân hàng, vì thị trường ngoại hối của Việt Nam chưa phát triển, VNĐ chưa có khả năng chuyển đổi nên việc thực hiện đồng thời 2 giao dịch ngược chiều với 2 khách hàng là rất khó khăn. Chính vì vậy, trong qui định của ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng thực hiện nghiệp vụ Quyền lựa chọn địi hỏi phải có những điều kiện rất chặt chẽ...
Ba là, giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản.
- Tính tốn chính xác nhu cầu thanh khoản của ngân hàng để thực hiện dự trữ hợp lý, không nên để nguồn vốn quá dư thừa gây lãng phí vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Xây dựng danh mục đầu tư hợp lý, có tỷ trọng hợp lý về đầu tư vào chứng khốn, có khả năng chuyển đổi nhanh sang tiền mặt với chi phí chuyển đổi thấp nhất hoặc bằng không.
- Quản lý tài sản có hiệu quả, tạo tính ổn định cao để khơng tạo ra những cú sốc rút tiền ồ ạt. Đồng thời, phải dự báo tốt nhu cầu rút tiền của khách hàng trong từng thời kỳ để chủ động chuẩn bị nguồn vốn chi trả kịp thời.
Bốn là, giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất
- Phải duy trì sự cân đối các khoản nhạy cảm với lãi suất bên tài sản nợ với tài sản có.
- Sử dụng một chính sách lãi suất linh hoạt, đặc biệt đối với những khoản vay lớn, thời hạn dài cần tìm kiếm nguồn vốn tương xứng, hoặc thực hiện cơ chế lãi suất thả nổi.
- Sử dụng các cơng cụ tài chính mới để hạn chế rủi ro ngoại bảng, như sử dụng các nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất, nghiệp vụ kỳ hạn về tiền gửi, nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất tiền vay, thực hiện hợp đồng tương lai do không cân xứng tài sản nợ và tài sản có; thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, quyền lựa chọn lãi suất.
Năm là, giải pháp phòng ngừa rủi ro kỳ hạn.
Sự không ăn khớp về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có là phổ biến trong hệ thống ngân hàng của các nền kinh tế chuyển đổi, đặc biệt đối với nền kinh tế tiền mặt và mức độ đô la hố cịn khá cao như Việt Nam. Để hạn chế rủi ro kỳ hạn, đặc biệt đối với ngoại tệ cần:
- Xác định chính xác mức độ ổn định nguồn vốn ngắn hạn, để có thể sử dụng một tỷ lệ nhất định, an toàn cho đầu tư trung và dài hạn,
- Xây dựng chính sách tạo lịng tin đối với người gửi tiền, khuyến khích khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài.
- Xây dựng cơ chế, quy chế nghiệp vụ hoạt động kinh doanh đảm bảo đồng bộ, chặt chẽ, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng rủi ro.
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành các cấp.
- Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phịng ngừa rủi ro.
- Tăng cường cơng tác thơng tin phịng ngừa rủi ro, giảm thiểu những rủi ro khách quan và chủ quan do thiếu thông tin hoặc không khai thác triệt để các thông tin phục vụ cho công tác quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thực hiện nghiêm ngặt các qui trình kiểm tra nghiệp vụ phát hiện những sai sót có khả năng dẫn đến rủi ro. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ là tai mắt của các nhà quản trị ngân hàng thương mại. Những năm vừa qua đã phát hiện nhiều sai sót qua kiểm tra từng nghiệp vụ cụ thể, đặc biệt là các chứng từ tín dụng - nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro cao, giúp lãnh đạo kịp thời chấn chỉnh, hạn chế được những rủi ro chủ quan.
- Thực hiện thưởng, phạt nghiêm minh đối với các cá nhân và đơn vị. Đây là cơ chế tạo động lực khuyến khích những đơn vị, cá nhân làm tốt cơng tác phịng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Đồng thời cần thiết phải có hình thức xử phạt những đơn vị, cá nhân để xảy ra rủi ro do yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và uy tín của ngân hàng tuỳ theo mức độ vi phạm.
Năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại là khả năng tự vệ của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực quản trị rủi ro được đánh giá thơng qua các hoạt động phịng ngừa và xử lý rủi ro của ngân hàng thương mại; số lượng, tính chất các rủi ro và mức độ thiệt hại do rủi ro gây nên. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại góp phần nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh, phòng ngừa và xử lý rủi ro, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do rủi ro gây ra.
Bởi vậy, chi nhánh Khu Cơng nghiệp Tiên Sơn phải có những giải pháp cần thiết, đồng bộ để chủ động phòng ngừa, hạn chế rủi ro đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở tập hợp, luận giải, minh chứng và phân tích các dữ liệu một cách khoa học, luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:
Thứ nhất: Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận về hoạt động và
đổi mới hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường, nội dung đánh giá và hệ thống chỉ tiêu đánh giá các mặt kinh tế - xã hội của hoạt động ngân hàng. Đổi mới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại không chỉ tập trung vào lợi nhuận và các chỉ tiêu về lợi nhuận của chúng mà còn cần chú ý đến lợi ích mà hoạt động đó đem lại cho nhân viên trong ngân hàng thương mại và các khách hàng. Đặc biệt, tác giả tập trung phân tích hàng loạt nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn, đúc kết được kinh nghiệm của các chi nhánh trên nhiều địa bàn khác nhau về đổi mới hoạt động.
Thứ hai: Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn, tác giả tập trung phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Bằng hệ thống tư liệu phong phú tác giả đã mơ tả, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2004 - 2006. Mặc dù mới trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển nhưng chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn đã đạt được nhiều thành công cơ bản, tạo tiền đề vững chắc để phát triển một cách bền vững trong giai đoạn sau.
Thứ ba: Với định hướng, mục tiêu phát triển Ngân hàng Công thương Việt
Nam trong thời gian tới, tác giả khẳng định đổi mới hoạt động của các chi nhánh càng trở nên cấp bách hơn. Các giải pháp được luận cứ có cơ sở lý luận và thực tiễn nên có tính ứng dụng cao. Để thực thi các giải pháp, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một khung thực hiện tổng thể và hệ thống các biện pháp.
Tác giả hy vọng rằng luận văn sẽ đóng góp được một phần nhỏ trong việc đổi mới hoạt động kinh doanh của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn hiện nay
cũng như của toàn hệ thống các chi nhánh Ngân hàng Cơng thương Việt Nam nói chung.