Kinh nghiệm đổi mới hoạt động kinh doanh đối ngoại của chi nhánh Cà Mau

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới hoạt động của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Ngân hàng Công thương Việt Nam pdf (Trang 25 - 27)

Mau

Thứ nhất, tập trung tạo dựng và duy trì mối quan hệ kinh doanh giữa chi nhánh với các

doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Cà Mau là tỉnh có lợi thế về thuỷ sản, được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, từ 208 triệu USD năm 2000 lên hơn 560 triệu USD trong năm 2006. Tỉnh Cà Mau cũng đang khẩn trương thực hiện hai chương trình cơng tác lớn, đó là: đẩy mạnh cơng tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu với nhiều tham vọng đưa sản phẩm tơm của Cà Mau có mặt tại nhiều thị trường các nước trên thế giới.

Hiện nay, chi nhánh Cà Mau đang có quan hệ tín dụng và thanh tốn với 14 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản trong tổng số 18 doanh nghiệp kinh doanh chế biến thuỷ

sản của tỉnh. Trong đó, có 10 doanh nghiệp là thành viên Hiệp hội chế biến thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau, họ có kim ngạch xuất khẩu chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản toàn tỉnh. Tổng doanh số cho vay và tài trợ thương mại cho khối này lên đến 4.047 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73% tổng doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh.

Hoạt động kinh doanh đối ngoại của chi nhánh Cà Mau đến nay so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn có thể khẳng định khơng thua kém ngân hàng nào về tính đa dạng của sản phẩm, kỹ năng nghiệp vụ, tư vấn và phong cách giao dịch. Chi nhánh đã thực hiện được một số sản phẩm dịch vụ có tính phức tạp, được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao. Về chất lượng dịch vụ, phí và các điều kiện khác: từ khi chi nhánh chuyển đổi sang hệ thống INCAS, hoạt động tài trợ thương mại của chi nhánh có nhiều thuận lợi hơn. Hệ thống thơng suốt, thời gian thanh tốn nhanh, góp phần nâng cao hiệu quả trong thanh toán.

Thứ hai, thu hút khách hàng trên cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ.

Trong giai đoạn 1991 - 2006, chi nhánh Cà Mau với phương châm hoạt động là: "lấy

sự hoàn hảo của dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu để thu hút khách hàng thực hiện giao dịch tín dụng tại chi nhánh". Hoạt động kinh doanh đối ngoại của chi nhánh đã tác động tích cực đến

các hoạt động kinh doanh đối nội. Doanh số cho vay xuất khẩu năm 2006 tăng gần 80% so với năm 2001.

Thị phần thanh toán xuất khẩu của chi nhánh những năm qua tuy có nhiều thời điểm khó khăn song vẫn ln đạt xấp xỉ từ 30% đến 50% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Doanh số thanh tốn năm sau ln cao hơn năm trước trong điều kiện địa bàn hoạt động nhỏ bé nhưng có nhiều sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác, trong đó có ngân hàng có thế mạnh truyền thống về hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu.

Trong q trình khơng ngừng đổi mới hoạt động kinh doanh đối ngoại, chi nhánh Cà Mau đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu như:

- Phải có sự thống nhất trong nhận thức, hành động với quyết tâm thực hiện cao trong từng thành viên của ban lãnh đạo chi nhánh, trong từng bộ phận tác nghiệp trong quy trình phục vụ khách hàng xuất khẩu. Trong phân cơng điều hành, Giám đốc hoặc Phó giám đốc kinh doanh phải là người trực tiếp phụ trách cả hoạt động tín dụng của các phịng khách

hàng và hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu của phịng kinh doanh đối ngoại.

- Cần có chính sách khách hàng linh hoạt, mềm dẻo cho từng đối tượng khách hàng xuất khẩu cụ thể, phải lấy hiệu quả tổng thể trong giao dịch của ngân hàng với khách hàng làm cơ sở quyết định từng chính sách. Mục đích cuối cùng trong hoạt động của chi nhánh là lợi nhuận, nhưng chi nhánh xem khách hàng là chiếc cầu dẫn đến lợi nhuận, là vốn kinh doanh lớn nhất trong hoạt động của mình. Trong xử lý nghiệp vụ hàng ngày, có những nghiệp vụ khi giải quyết thì bản thân khách hàng chưa mang lợi nhuận ngay cho ngân hàng nhưng chi nhánh vẫn thực hiện do kỳ vọng nghiệp vụ đó sẽ mang lại cho chi nhánh những khách hàng mới, kết quả là chi nhánh sẽ có được lợi ích trong tương lai do chính các khách hàng đó đem lại.

- Thực hiện việc đánh giá hiệu quả trong giao dịch dịch vụ trọn gói với khách hàng định kỳ. Mỗi khách hàng xuất khẩu hàng quý đều phải được đánh giá đã mang lại cho chi nhánh bao nhiêu lợi ích từ các khoản lãi tiền vay, từ các khoản phí dịch vụ. Mặt khác, chi nhánh cần tìm hiểu việc quảng bá thương hiệu của mình thơng qua các khách hàng. Ví dụ, chi nhánh có thể tìm hiểu các khách hàng truyền thống của mình đã giới thiệu chi nhánh với các doanh nghiệp khác trên địa bàn hoạt động hoặc ở những nơi khác.

- Đào tạo hoặc tuyển dụng cán bộ có chuyên ngành ngoại thương, có trình độ nghiệp vụ thông thạo, hiểu biết sâu sắc không những về lý luận mà cịn phải thơng thạo về các công việc. Trong điều kiện hiện nay, cán bộ ngân hàng công tác trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại cần thông thạo ngoại ngữ và có kỹ năng tư vấn nghiệp vụ để có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, những cán bộ của chi nhánh được thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao kiến thức để nămg vững và vận dụng hữu hiệu vào thực tiễn các hoạt động xuất nhập khẩu. Về phía chi nhánh, Ban lãnh đạo đã có những chính sách tốt để giữ gìn và tạo sự gắn bó, tâm huyết của đội ngũ cán bộ làm công tác kinh doanh đối ngoại đối với chi nhánh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới hoạt động của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Ngân hàng Công thương Việt Nam pdf (Trang 25 - 27)