II. Kinh doanh ngoại tệ
3.2.2. Tích cực tăng trưởng tín dụng đầu tư, phát triển dư nợ mới, khách hàng mới đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và bền vững
khách hàng mới đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và bền vững
- Phân tích tổng thể đánh giá thị trường trên địa bàn hoạt động và các địa phương liền kề, từng ngành kinh tế, từng lĩnh vực hoạt động và từng nhóm khách hàng để định hướng, có kế hoạch phát triển khách hàng, tăng trưởng tín dụng đầu tư
phù hợp hiện tại cũng như lâu dài đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Tiếp tục đổi mới cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh nợ vay dài hạn, thực hiện cho vay theo nguyên tắc thương mại và thị trường; cho vay và đầu tư mới phải đảm bảo hoàn trả hiệu quả, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, mở rộng và tăng trưởng tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân, cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp, cho vay các làng nghề sản xuất, cho vay các khu kinh tế năng động, cho vay tiêu dùng, cho vay các doanh nghiệp có đầu tư cơ bản cho sản xuất, có vốn chủ sở hữu tham gia lớn, làm ăn có hiệu quả và có triển vọng lâu dài, ưu tiên tài trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, có tín nhiệm hợp tác với ngân hàng: sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ và thanh toán đúng hạn, đầy đủ.
- Thường xuyên phân tích đánh giá tín dụng, lựa chọn khách hàng tốt, khách hàng tiềm năng. Hồn thiện hệ thống chính sách xếp hạng tín dụng, hồn thiện sổ tay tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.
- Chấp hành và thực hiện đúng quy chế, quy trình tín dụng; nâng cao chất lượng thẩm định, kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ thủ tục vay vốn trước khi cấp tín dụng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thường xuyên sau khi cấp tín dụng, xác định cụ thể trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc cho vay, thu hồi nợ; đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, có vật tư, hàng hố tương xứng, chủ động thu nợ (gốc + lãi) đầy đủ, đúng hạn. Tiếp tục củng cố, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng dự nợ hiện tại ở chi nhánh, những khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh khơng hiệu quả, gây thiệt hại cho ngân hàng thì kiên quyết, nhanh chóng rút dư nợ và chấm dứt quan hệ tín dụng.
- Quản lý chặt chẽ, đánh giá lại và giảm dư nợ tương xứng với vốn tự có, năng lực thực tế sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo của các đơn vị cổ phần hoá hoặc đang thực hiện chủ trương cổ phần hoá, xác định lại thủ tục pháp lý, các điều kiện giao dịch của pháp nhân mới.
thống thơng tin tín dụng, thường xun có dự báo, định hướng tín dụng cho tồn hệ thống, phát hiện và cảnh báo sớm các khoản nợ xấu, các doanh nghiệp yếu kém để chuyển đổi, xác lập quan hệ tín dụng an tồn, hạn chế rủi ro thấp nhất. Thực hiện nghiêm, tách bạch ba khâu: (1) Quan hệ khách hàng; (2) đánh giá rủi ro; và (3) quyết định tín dụng theo nguyên tắc Basel (2000).
- Đa dạng hoá danh mục tài sản hiện có, thành lập phịng đầu tư, mở rộng các hoạt động đầu tư kinh doanh trên thị trường vốn, mở các hình thức đầu tư khác ngồi cấp tín dụng, quản lý quỹ đầu tư, quản lý tài sản hộ khách hàng trên cơ sở kế hoạch hoá từng nguồn vốn để sử dụng vốn tối đa, có hiệu quả cao nhất, nâng cao khả năng chuyển đổi và phòng ngừa rủi ro.
- Đa dạng hóa các phương thức cho vay: Về nguyên lý, ứng với mỗi đối tượng vay vốn cụ thể thì phải có phương thức cho vay vốn thích hợp. Nền kinh tế càng phát triển thì các đối tượng vay vốn càng đa dạng, phong phú nhưng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Cơng thương Việt Nam nói chung cũng như ở chi nhánh nói riêng cịn rất nghèo về phương thức cho vay. Chủ yếu vẫn là các phương thức cho vay truyền thống như phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay cầm cố … còn các phương thức khác như đồng tài trợ dự án, tín dụng thuê mua, tín dụng nhà ở, tín dụng thấu chi, cho vay chiết khấu chứng từ có giá … hoạt động còn rất nhỏ bé. Do đó một mặt cần phải phát huy và hoàn thiện các phương thức cho vay truyền thống đã có lâu nay, mặt khác cần mở rộng thêm các phương thức cho vay mới phù hợp với yêu cầu của thực tiễn phát triển.