Thực trạng hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới hoạt động của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Ngân hàng Công thương Việt Nam pdf (Trang 34 - 39)

Trong hoạt động huy động vốn, chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu Công nghiệp Tiên Sơn đã không ngừng đổi mới phương thức giao dịch nhằm tăng cường và mở rộng mạng lưới hoạt động. Với đặc thù là khu công nghiệp tập trung, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn đang trong giai đoạn đầu của quá trình sản xuất nên nguồn vốn nhàn rỗi của các đơn vị này rất hạn chế; Việc thu hút nguồn tiền dư thừa từ các doanh nghiệp khó khăn. Mặt khác, có những doanh nghiệp, việc quản lý tài chính lại do các chi nhánh cấp trên đặt tại các thành phố điều hành. Đối với các loại hình doanh nghiệp đó, chi nhánh hầu như khơng có nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn vốn nhàn rỗi của họ.

Hơn nữa, Khu Công nghiệp Tiên Sơn đặt chủ yếu tại huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh là một trong những huyện có thu nhập tính theo đầu người thấp, mật độ dân cư thưa thớt. Điều đó cũng đã hạn chế việc chi nhánh huy động vốn trong địa bàn. Tuy vậy, với sự vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất huy động theo hướng cung cấp lợi ích cho người gửi tiền, kết hợp với các biện pháp khuyến khích khách hàng gửi tiền như tặng quà hấp dẫn, sử dụng đồng bộ các hình thức thu hút tiền gửi với nhiều thời hạn khác nhau nên công tác huy động vốn cũng đã đạt được những kết quả khả quan.

Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn giai đoạn 2004-2006

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Vốn nội tệ 33.795 64.661 151.768

Vốn ngoại tệ quy đổi 840 9.425 29.600

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2005, 2006.

Tổng nguồn vốn mà chi nhánh huy động được trên địa bàn tăng mạnh từ khoảng 34 nghìn tỷ đồng năm 2004 lên hơn 181 nghìn tỷ đổng năm 2006. Với mức tăng như vậy, năm 2005, chi nhánh huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư lượng nguồn vốn gấp hơn 2 lần so với năm 2004; nguồn vốn huy động năm 2006 gấp hơn 5 lần năm 2004. Như vậy, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng hơn 2 lần cho mỗi năm trong giai đoạn 2004 - 2006. Đấy là một kết quả ấn tượng đối với một chi nhánh cịn non trẻ như chi nhánh Khu Cơng nghiệp Tiên Sơn.

Vốn nội tệ được chi nhánh huy động trong cùng kỳ cũng tăng mạnh từ gần 34 nghìn tỷ đồng năm 2004 lên đến xấp xỉ 152 nghìn tỷ đồng vào năm 2006, gấp khoảng 4,5 lần so với năm 2004. Năm 2005, chi nhánh đã huy động được tổng số hơn 64 nghìn tỷ đồng vốn nhàn rỗi từ các đơn vị kinh tế trên địa bàn, cao hơn năm 2004 khoảng 1,9 lần. Như vậy, xu hướng tăng của vốn nội tệ cũng tương tự như với xu hướng phát triển của tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh giai đoạn 2004 - 2006.

Trong ba năm 2004 - 2006, chi nhánh đã có sự lớn mạnh vượt bậc trong thu hút vốn ngoại tệ. Nguồn vốn này quy đổi đã tăng từ 840 triệu đồng năm 2004 lên 29.600 triệu đồng năm 2006 (gấp khoảng 35 lần). Năm 2005 có thể được coi là năm bản lề khi nguồn vốn ngoại tệ quy đổi mà chi nhánh thu hút được đã tăng gấp 11 lần so với năm 2004. Điều đó đã mở ra cho chi nhánh nhiều cơ hội mới trong hoạt động huy động vốn trên địa bàn.

Bảng 2.2. Chủ thể cung cấp vốn giai đoạn 2004-2006

Đơn vị tính: triệu đồng

Tổng nguồn vốn huy động 34.636 76.086 181.368 Tiền gửi của tổ chức kinh tế

+ Tỷ trọng 28.852 83% 65.964 85% 161.815 89%

Tiền gửi của dân cư

+ Tỷ trọng 5.784 17% 10.122 15% 19.553 11% Tỷ trọng nguồn vốn/tổng dư nợ 16% 30% 62%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2005, 2006.

Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng mạnh từ gần 29 tỷ đồng năm 2004 lên đến xấp xỉ 162 tỷ đồng năm 2006. Như vậy, sau 3 năm, nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp mà chi nhánh thu hút được tăng lên gấp hơn 5 lần. Tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong năm 2005 lớn hơn so với năm 2004 là khoảng 2 lần, và bằng gần 1/2 so với năm 2006. Điều đó cho thấy quy mơ tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn cứ sau 1 năm lại tăng lên gấp 2 lần.

Tốc độ tăng nguồn vốn huy động từ dân cư không mạnh bằng từ các tổ chức kinh tế, nhưng nó cũng cho thấy những con số khá ấn tượng. Nguồn vốn huy động từ các hộ gia đình tăng từ gần 6 tỷ đồng lên gần 20 tỷ đồng trong giai đoạn 2004 - 2006. Năm 2005, các hộ gia đình đã gửi vào chi nhánh tổng số tiền là hơn 10 tỷ đồng, gấp khoảng 1,75 lần so với năm 2004. Lượng tiền gửi từ hộ dân cư trong năm 2006 tăng gấp đôi năm 2005.

Trong 3 năm, từ 2004 đến 2006, tỷ trọng vốn ngoại tệ quy đổi trong tổng nguồn vốn mà chi nhánh huy động được đã tăng nhanh.

75 80 85 90 95 100 T l ( % )

Hình 2.1. Tỷ trọng vốn huy động qua các năm (2004-2006)

Vốn ngoại tệ Vốn nội tệ

Vốn ngoại tệ 2,43 15,02 16,32

Năm 2004, tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ mới đạt 2,43%, trong khi tỷ trọng của vốn nội tệ chiếm áp đảo với mức 97,57%. Điều đó đã được cải thiện trong năm 2005 khi tỷ trọng vốn ngoại tệ quy đổi đạt mức 15,02%, vốn nội tệ giảm xuống còn 84,98%. Năm 2006, nguồn vốn huy động nội tệ tiếp tục giảm tỷ trọng còn 83,68%, trong khi vốn ngoại tệ quy đổi của chi nhánh tiếp tục tăng nhẹ lên mức 16,32%.

Diễn biến trên cho thấy cơ cấu vốn huy động của chi nhánh đã biến đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng vốn nội tệ và vốn ngoại tệ quy đổi đã cân bằng hơn. Mặt khác, cơ cấu vốn đó cũng thể hiện mức độ năng động của các hoạt động kinh tế trên địa bàn.

Tỷ trọng vốn huy động từ các đơn vị kinh tế trong giai đoạn 2004 - 2006 đã tăng nhẹ từ mức 83% lên đến 89%, trong khi vốn huy động từ các hộ gia đình giảm từ 17% xuống cịn 11%.

Hình 2.2. Tỷ trọng vốn huy động từ các chủ thể kinh tế (2004-2006) 83,3 89,22 16,7 10,78 0 20 40 60 80 100 2004 2006 Năm T l ( % ) Vốn từ hộ gia đình Vốn từ các đơn vị kinh tế

Tốc độ tăng của lượng tiền gửi từ các doanh nghiệp cao hơn tốc độ tăng của lượng tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình. Nếu tốc độ tăng bình quân của nguồn vốn huy động từ các đơn vị kinh tế trong 3 năm khoảng 77%/năm thì tốc độ này của nguồn vốn tiết kiệm ngân hàng của các hộ gia đình cùng kỳ xấp xỉ 49%/năm.

Kết quả nguồn vốn huy động tại chỗ ngày càng tăng lên còn phản ánh sự cố gắng của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn, với hình thức huy động đa dạng hơn. Ngoài các nghiệp vụ truyền thống là tiền gửi không kỳ hạn đã phát triển, đa dạng các kỳ hạn tiền gửi 7 ngày, 15 ngày, 21 ngày, 1 tháng với nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn. Chi nhánh đã mở thêm 2 điểm giao dịch ở các địa bàn phường, thị trấn nơi tập trung đông dân cư: điểm giao dịch số 01 tại trung tâm thành phố Bắc Ninh, điểm giao dịch số 02 tại trung tâm khu công nghiệp Yên Phong - huyện Yên Phong. Đồng thời với quá trình hoạt động thì phong cách giao dịch, thái độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân viên cũng đổi mới và ngày càng nâng cao.

Nguồn vốn huy động tại chỗ của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn tăng lên hàng năm đã giúp cho chi nhánh ngày càng chủ động hơn trong đầu tư cho vay phát triển kinh tế.

Tiên Sơn là 46,4%, năm 2005 là 30,5%, năm 2006 là 62,2% (mặc dù doanh nghiệp năm 2006 tăng 81 tỷ so với năm 2004). Điều đó thể hiện chi nhánh đã quan tâm đúng mức đến nguồn huy động vốn, phát huy nội lực trên cơ sở nhận thức ý nghĩa quan trọng của nguồn vốn huy động tại chỗ, nguồn vốn có ý nghĩa quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới hoạt động của chi nhánh Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Ngân hàng Công thương Việt Nam pdf (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)