Đổi mới mô hình tổ chức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá doc (Trang 84 - 87)

Nước là nhu cầu thiết yếu của xã hội kể cả trong đời sống sinh hoạt hay trong sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm của nước, phát sinh hai vấn đề; một mặt, tạo ra thị trường ổn định, bền vững và ngày càng phát triển đối với sản phẩm nước; mặt khác, đòi hỏi phải bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên nước. Điều này đặt ra yêu cầu phải đổi mới cơ chế chính sách đối với hoạt động cấp nước đô thị, đồng thời phải đổi mới mô hình tổ chức, quản lý kinh doanh tại doanh nghiệp.

Theo tinh thần nghị quyết Trung ương 3 khoá IX, Chính phủ đã phân loại các doanh nghiệp cấp nước là doanh nhiệp hoạt động kinh doanh và sẽ cổ phần hoá loại hình doanh nghiệp này trong đó nhà nước nắm giữ trên 50% số cổ phần. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện mục tiêu tại quyết định số 3023/2006/QĐ của tỉnh, Thanh Hoá cần đổi mới tổ chức mô hình cấp nước đô thị hợp lý, đủ khả năng sản xuất, cung cấp, tiêu thụ nước sạch trên địa bàn theo hướng phát triển bền vững.

Trước mắt, trong giai đoạn đến năm 2010, tại Công ty cấp nước Thanh Hoá, về cơ bản vẫn duy trì hoạt động như hiện nay dù cuối năm 2008 chuyển đổi thành công ty cổ phần. Với việc đổi mới cơ chế chính sách trong đó có giá nước, Công ty cấp nước Thanh Hoá là "đầu tầu" hỗ trợ kinh nghiệm quản lý, nghiệp vụ... cho các trạm cấp nước huyện. Các huyện cần củng cố, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp trạm cấp nước thị trấn, hoàn chỉnh quy trình quy phạm tác nghiệp, đồng thời tổ chức lại bộ máy quản lý, khai thác, vận hành để duy trì hoạt động, tránh hư hỏng xuống cấp; ngân sách nhà nước cấp bù kinh phí hợp lý một số năm đầu theo lộ trình do doanh thu không đủ bù đắp chi phí.

Về lâu dài, Thanh Hoá cần đổi mới mô hình tổ chức theo 3 phương án.

- Phương án 1: Thành lập Tổng Công ty nước sạch trên cơ sở sắp xếp lại Công ty cấp nước Thanh Hoá. Các doanh nghiệp thành viên bao gồm, Công ty cấp nước Thành phố Thanh Hoá, có nhiệm vụ sản xuất, cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, các huyện ven thành như Hoằng Hoá, Đông Sơn, Quảng Xuơng; Công ty cấp nước Miền Núi có nhiệm vụ sản xuất, cung cấp nước sạch trên địa bàn 11 huyện Miền núi; Công ty cấp nước Miền biển, có nhiệm vụ sản xuất, cung cấp nước sạch trên địa bàn 3 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Tĩnh Gia; Công ty cấp nước Miền Trung du & Đồng bằng đảm trách cấp nước các huyện còn lại; Công ty Xây lắp nước có nhiệm vụ lắp đặt các công trình cấp nước; ngoài ra còn một số công ty, xí nghiệp khác. Phương án này nước sạch nông thôn sẽ giao cho Tổng công ty quản lý. Như vậy trên địa bàn một tỉnh chỉ có một doanh nghiệp cấp nước, tổ chức sẽ tập trung được nguồn lực phát triển, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý vận hành, chất lượng dịch vụ; ngoài ra còn có ý nghĩa rất quan trọng là nước sạch đô thị sẽ hỗ trợ tích cực cho nước sạch nông thôn.

- Phương án 2: Thành lập từ 2 đến 3 công ty sản xuất nước, nhiệm vụ của các công ty này là khai thác xử lý nước; thành lập một số các công ty phân phối và tiêu thụ nước, có

nhiệm vụ mua nước của công ty sản xuất và cung cấp trực tiếp cho các hộ tiêu dùng. Phương án này chuyên môn hoá cao từng khâu, từng bộ phận trong hoạt động cấp nước. Mặt khác, áp dụng phương án này các công ty sản xuất mang tính độc lập cao giống như các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khác, sẽ có điều kiện phấn đấu giảm chi phí. Các công ty phân phối và tiêu thụ nước cũng sẽ giảm chi phí truyền tải, phân phối, giảm chi phí thất thoát, thất thu nước... Và điều quan trọng nữa là, với phương án này mọi thành phần kinh tế có thể góp vốn vào công ty phù hợp với sở trường; các công ty cùng loại hình cạnh tranh với nhau vì người tiêu dùng và vì quyền lợi của các cổ đông. Với cơ chế như vậy, người tiêu dùng có thể đặt hàng mua nước của bất kỳ công ty nào có chất lượng nước tốt, dịch vụ tận tình và giá cả rẻ.

- Phương án 3: Đến năm 2020 tổ chức hoạt động cấp nước theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Tốt nhất, với phương án này, tỉnh Thanh Hoá cần nghiên cứu xây dựng một nhà máy nước quy mô lớn trên thượng nguồn Sông Mã đủ cung cấp nước chủ yếu cho đô thị Thanh Hoá (giống như Nhà máy nước Sông Đà cung cấp nước sạch cho Hà Nội). Lúc đó, mô hình Công ty mẹ - Công ty con được hình thành từ việc tổ chức sắp xếp lại các công ty cấp nước hiện có với sự tham gia của các công ty khác thuộc nhiều thành phần, hoạt động đa ngành, đa nghề có liên quan đến cấp nước, trong đó nhiệm vụ sản xuất cung cấp và tiêu thụ nước sạch là mũi nhọn. Trong mô hình này chỉ có công ty mẹ trên 50% vốn nhà nước, đủ mạnh về năng lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị và các chuyên gia... đủ sức chi phối, hỗ trợ các công ty con cùng phát triển. Các công ty con bao gồm nhiều loại, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân... Công ty mẹ có thể góp vốn vào một số công ty con. Mối quan hệ "Mẹ-Con" chủ yếu được xác lập thông qua mối quan hệ sở hữu, đầu tư vốn. Khi áp dụng phương án, tỉnh Thanh Hoá cần mạnh dạn giao cho Công ty mẹ quản lý cả hệ thống thuỷ nông. Phương án 3 rất phù hợp, bởi trong tương lai không xa, nhiều nguồn cấp nước đô thị không còn trong địa giới đô thị đó, thậm chí tỉnh đó, không ngăn cách địa giới hành chính. Dịch vụ cấp nước cũng như nhiều dịch vụ công cộng khác chịu tác động của cái gọi là "hiệu quả theo quy mô", nghĩa là quy mô dịch vụ càng lớn thì giá thành càng hạ và hoạt động đó đứng trên góc độ kinh tế càng hiệu quả.

Vai trò của Nhà nước: Việc đổi mới mô hình tổ chức quản lý đã hoạt động qua nhiều thập niên rất phức tạp, nhưng Thanh Hoá vẫn phải làm vì đó là xu thế tất yếu của

tiến trình cải cách và hội nhập. Ba phương án nêu trên cũng chỉ là ý tưởng ban đầu, mỗi phương án cần có một đề án cụ thể và đặc biệt là có cơ chế vận hành riêng. Dù phương án nào, vai trò của Nhà nước cũng là thực hiện chức năng bảo vệ tài nguyên nước, kiểm tra giám sát chất lượng nước tuỳ từng đối tượng tiêu dùng; chỉ đạo quy hoạch phát triển các doanh nghiệp cấp nước sao cho phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển đô thị, tránh chồng chéo, lãng phí trong sử dụng nguồn lực của xã hội và của Nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá doc (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)