- Về quản lý nhà nước, luật và các văn bản dưới luật chưa kịp thời chưa đầy đủ, chậm được đổi mới và tính khả thi không cao; cơ chế, chính sách tài chính chưa phù hợp, khó thực hiện, đặc biệt là chính sách giá nước và chính sách huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng dự án.
- Bảo vệ tài nguyên nước ở Thanh Hoá chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức, tình trạng buông lỏng quản lý kéo dài tác động xấu đến nguồn nước
- Chưa có sự tham gia ủng hộ của cộng đồng trong công tác đầu tư, quản lý và bảo vệ hệ thống hoạt động cấp nước sạch đô thị.
- Thời kỳ bao cấp kéo dài đi sâu vào tiềm thức của các cấp, các ngành và cán bộ công nhân viên Công ty cấp nước, tạo nên sức ỳ, lực cản, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đầu tư phát triển cấp nước đô thị thiếu quy hoạch, không đồng bộ, chưa phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các quy hoạch khác gây lãng phí và không hiệu quả.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống cấp nước Thanh Hoá chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách, các nguồn vốn khác không đáng kể.
- Bộ phận chuyên trách ngành cấp nước chưa thật sự đổi mới đúng tầm, chưa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị.
- Về cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động cấp nước chưa rõ ràng, chưa có một cơ cấu thống nhất, chưa quy tụ về một đầu mối.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không hiệu quả xét ở góc độ kinh tế trong cơ chế thị trường.
Nguyên nhân những hạn chế nêu trên về quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp cấp nước nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cấp nước nói riêng là một trở ngại thực sự, kìm hãm sự phát triển hoạt động cấp nước đô thị, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống đô thị và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Chương 3
Phương hướng và giải pháp đổi mới quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị
trên địa bàn tỉnh Thanh hoá