Thất thu, thất thoát nướcsạch đô thị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá doc (Trang 53 - 54)

Thất thoát, thất thu nước do kỹ thuật hoặc do quản lý. Thất thoát nước kỹ thuật (thất thoát vật lý), thực chất là sự rò rỉ dưới hai dạng thấy được và không thấy được qua đường ống, mối nối, thành bể, những thất thoát liên quan đến cấu tạo công trình cấp nước và do bản thân công trình cấp nước gây ra. Thất thoát nước do quản lý (thất thu), thực chất là những thất thoát do con người tạo nên và phụ thuộc chủ yếu vào hành động chủ quan của con người, như đấu nối ống trái phép, sử dụng nước không đăng ký, đo đếm sai sót... Chỉ số thất thoát nước do quản lý có thể rất cao khi tồn tại chế độ bao cấp về nước vì nó tạo nên ý thức lãng phí, không tiết kiệm, thiếu tinh thần trách nhiệm của rất nhiều người, kể cả đối tượng sử dụng nước, công nhân vận hành và nhà quản lý. Tại Thanh Hoá tỷ lệ thất thoát, thất thu qua các thời kỳ của Công ty Cấp nước Thanh Hoá có xu hướng ngày càng giảm.

Bảng 2.1:Tổng hợp sản lượng nước sản xuất và nước hàng hoá

STT

Danh mục Năm1992 Năm 2002 Năm 2007

I 1 2 3 II 1 2 3 III 1 2 3

Sản lượng nước sản xuất (m3)

Nhà máy nước Thanh Hoá/ Hàm Rồng

Nhà máy nước Bỉm Sơn Trạm cấp nước Bút Sơn

Sản lượng nước hàng hoá (m3)

Nhà máy nước Thanh Hoá/ Hàm Rồng

Nhà máy nước Bỉm Sơn Trạm cấp nước Bút Sơn

Tỷ lệ thất thoát, thất thu (%)

Nhà máy nước Thanh Hoá/Hàm Rồng

Nhà máy nước Bỉm Sơn

5.000.000 5.000.000 2.866.000 2.866.000 42,6 42,6 6.944.582 6.944.582 4.485.456 4.485.456 35,4 35,4 11.549.400 10.640.000 822.470 86.930 8.120.000 7.339.260 707.740 73.000 29,7 31,0 14,0 16,0

Trạm cấp nước Bút Sơn

Nguồn: [21, tr.5].

- Năm 1992 sản lượng nước sản xuất 5.000.000 m3, sản lượng nước hàng hoá 2.866.000 m3, sản lượng nước thất thoát 2.134.000 m3 chiếm tỷ lệ 42,6%.

- Năm 2002 sản lượng nước sản xuất 6.944.582 m3, sản lượng nước hàng hoá 4.485.456 m3, sản lượng nước thất thoát 2.459.126 m3 chiếm tỷ lệ 35,4%.

- Năm 2007 sản lượng nước sản xuất 11.549.400 m3, sản lượng nước hàng hoá 8.120.000 m3, sản lượng nước thất thoát 3.429.400 m3 chiếm tỷ lệ 29,7%; trong đó Nhà máy nước Thanh Hoá/Hàm Rồng 31%, Nhà máy nước Bỉm Sơn 14%, Trạm cấp nước Bút Sơn 16% [21, tr.4].

Như vậy, từ tỷ lệ thất thoát, thất thu 42,6% năm 1992 xuống 29.7% năm 2007 là một sự cố gắng đáng kể của Thanh Hoá nói chung và Công ty cấp nước Thanh Hoá nói riêng; tỷ lệ thất thoát, thất thu thấp hơn mức trung bình của cả nước (34%) và tỷ lệ này đảm bảo quy định của Liên bộ (không vượt quá 30%). Tuy nhiên, những tuyến ống cũ của Nhà máy nước Mật Sơn được xác định có tỷ lệ thất thoát nhiều nhất, mà điển hình như tuyến chạy dọc quốc lộ 1A từ Công an Thành phố đến ngã Ba Voi; tuyến này đường ống gang  300 dài 2,5 km nối kết bằng xi măng chạy song song với rãnh thoát, đường nhựa phủ trên, do vậy khi ống vỡ nước chảy xuống rãnh thoát rất khó phát hiện; hoặc tuyến ống gang  500 dài 1,6 km nối kết bằng xi măng từ phố Hoàng Văn Thụ đến đường Phan Chu Trinh, đất thịt phủ trên và chôn nông, rò rỉ nhiều dễ phát hiện nhưng khó xử lý vì nhiều đoạn nhà dân xây lên trên...

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 38/2007/QĐ. Theo đó, từ nay đến năm 2010 sẽ tiến hành cổ phần hoá hết công ty cấp nước, không chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Muốn cổ phần hoá kinh doanh phải hiệu quả, để thu hút vốn đầu tư thông qua mua cổ phần. Cùng với tăng cường đầu tư mới nâng cao năng suất, phải đi đôi với hạn chế thất thoát, thất thu vì đây là một biện pháp rất hiệu quả để nâng cao năng lực cấp nước tại các công ty mà không mất thêm vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá doc (Trang 53 - 54)