Hệ thống cấp nước thời kỳ 2002-

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá doc (Trang 40 - 41)

Từ năm 2002 trở đi là thời kỳ công ty Cấp nước Thanh Hoá tiến hành hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng các dự án của thời kỳ trước, đồng thời mở rộng mạng lưới cấp nước, bằng cách đầu tư xây dựng mạng đường ống cấp II tại một số khu vực; cải tạo hệ thống nhà

xưởng nhằm nâng cao năng lực phục vụ sản xuất. Năm 2005 công ty tiếp tục mở rộng mạng lưới cấp II ra ngoại thành, ngoại thị bằng hình thức khuyến khích đầu tư bỏ vốn trước thu hồi vốn sau. Năm 2007 công ty thực hiện dự án, nâng công suất nhà máy nước Bỉm Sơn từ 7.000 lên 10.000 m3/ngày; bắt đầu nghiên cứu lập dự án nâng công suất nhà máy nước Hàm Rồng lên 30.000 m3/ngày; cải tạo mở rộng mạng lưới đường ống thành phố Thanh Hoá.

Ngoài các dự án nêu trên do công ty cấp nước tỉnh quản lý, còn có 14 dự án được đầu tư tại các huyện thị, do huyện hoặc các thị trấn huyện quản lý với công suất từ 500 m3 đến 2.000 m3, đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách.

Tóm lại, hoạt động cấp nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh thanh Hoá đến cuối năm 2007 gồm có:

- Công ty Cấp nước tỉnh quản lý tại các địa bàn Thành phố Thanh Hoá, Thị xã Sầm Sơn, Thị xã Bỉm Sơn và Thị trấn Bút Sơn. Tổng công suất thực tế 50.750 m3/ngày gồm, nhà máy nước Mật Sơn 30.000 m3/ngày, nhà máy nước Hàm Rồng 10.000 m3/ngày (nhà máy nước Sầm Sơn không sử dụng), nhà máy nước Bỉm Sơn công suất 10.000 m3/ngày, trạm cấp nước Bút Sơn 750 m3/ngày; đảm bảo khoảng 100% dân số đô thị được cấp nước sạch với mức 89lít /người/ngày. Hệ thống đường ống cấp I dài 111.837m, cấp II dài 106.418m và hàng trăm ngàn mét ống cấp III. Tổng giá trị tài sản trên 213 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn ADB 143 tỉ đồng, còn lại thuộc vốn ngân sách và các nguồn vốn khác [21, tr.1].

- Các thị trấn huyện quản lý tại địa bàn 14 huyện, gồm 14 trạm cấp nước công suất từ 500 đến 2.000 m3/ngày, tổng công suất thực tế 14.660 m3/ngày. Hệ thống đường ống cấp I dài 76.700m, cấp II dài 59.400m và trên 40 ngàn mét ống cấp III. Tổng giá trị đầu tư trên 100 tỉ đồng chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách [19, tr.2].

Hiện nay, Khu kinh tế Nghi Sơn đang triển khai nhà máy nước công suất 30.000 m3/ngày, vốn đầu tư ước tính trên 150 tỷ đồng.

Nhìn chung, hệ thống cấp nước đô thị cùng với thời gian đã không ngừng phát triển. Hoạt động cấp nước đô thị Thanh Hoá nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, của các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hoá và đặc biệt sự quản lý vận hành hệ thống cấp nước một cách có hiệu quả của Công ty Cấp nước Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá doc (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)