Trình độ công nghệ, tình hình hoạt động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá doc (Trang 56 - 57)

- Việc thực hiện các dự án đầu tư qua các thời kỳ, từ đầu tư xây dựng mới cũng như cải tạo, mở rộng, nâng cấp của công ty, đã xuất hiện dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại được nhập khẩu tuyển chọn tương đối kỹ càng, hệ thống đường ống bằng gang rẻo, khớp nối mềm, roăng cao su đảm bảo. Chính vì lẽ đó công suất cấp nước tăng nhanh, nhất là nhà máy nước Hàm Rồng giai đoạn 1 công suất 10.000 m3/ngày, năm 2008 nâng công suất lên 20.000 m3/ngày, chi phí đầu tư nâng công suất khoảng 13 tỷ đồng. Tuy nhiên, xét tổng thể, hệ thống cấp nước của công ty hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Phần mạng và một phần phần nguồn nhà máy nước Hàm Rồng quá lớn, đủ đáp ứng phần nguồn công suất 50.000 m3/ngày; trong khi đó, mạng lưới đường ống cũ của Nhà máy nước Mật Sơn thuộc dự án này chưa được thay thế hết, nó chứng tỏ sự đổi mới không thật đồng bộ ngay từ khi lập dự án đầu tư Cấp nước và vệ sinh Thanh Hoá-Sầm Sơn. Hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch trong tình trạng đan xen giữa thiết bị công nghệ mới và cũ, dẫn đến tình trạng đầu tư chưa thật cân đối giữa các khâu còn lớn, đặc biệt giữa phần nguồn và phần

mạng của nhà máy; hệ thống phân phối bằng đường ống cũ khó kiểm soát thất thu, thất thoá nước, gây nhiều rò rỉ, khó phát hiện để xử lý.

- Tình hình hoạt động cấp nước sạch đô thị nhìn chung đáp ứng được yêu cầu; ngoài địa bàn cấp nước cho thành phố Thanh Hoá, thị xã du lịch Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn thị trấn Bút Sơn huyện Hoằng Hoá với dân số đô thị 227.595 người [25, tr.19]; cuối năm 2007 công ty mở rộng mạng lưới ra một số xã của thành phố như như xã Đông Hương, Đông Hải, Đông Cương và xã Quảng Thịnh huyện Quảng Xương, nâng số người sử dụng nước lên 249.300 người.

- Hiệu suất khai thác nước đạt mức trên trung bình bằng 62,3% so với công suất thiết kế. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng khách hàng chưa nhiều và xu hướng người dân sử dụng nước tiết kiệm, các xã của thành phố nhiều gia đình chỉ sử dụng nước sạch cho ăn uống, còn sinh hoạt khác dùng nước giếng. Theo Quyết định số 24 ngày 01/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá thì tiêu chuẩn cấp nước thành phố Thanh Hoá 120-130 lít/người/ngày [45, tr.6].

- Mức độ bao phủ dịch vụ cao đạt gần 100%, nhưng lượng nước thực tế sử dụng còn thấp 89 lít/người/ngày nên công ty chưa đảm bảo cấp nước liên tục 24/24 giờ; do vậy dân cư sống xa nguồn, áp lực nước yếu, mục đích để công ty tiết kiệm chi phí và giảm thất thoát nước.

- Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước có xu hướng giảm dần, từ 42,6% năm 1992 xuống còn 29,7% năm 2007 [22, tr.4], thấp hơn mức trung bình của cả nước (36%).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá doc (Trang 56 - 57)