- Cách tiến hành
4.6.1.2. Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG3 4 tuổi thông qua HĐNT trước TN trên hai nhóm ĐC và TN qua từng tiêu chí
trước TN trên hai nhóm ĐC và TN qua từng tiêu chí
*Về khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT
Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN trước TN được thể hiện qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 như sau:
Bảng 4.2: Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT
của hai nhóm ĐC và TN trước TN
Xếp loại Nhóm Cao TB Thấp SL % SL % SL % ĐC 5 16.67 17 56.67 8 26.66 1.9 TN 6 20 17 56.67 7 23.33 1.97
Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy: khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của trẻ ở cả hai nhóm TN và ĐC đồng đều, tập trung chủ yếu ở mức độ 2 (trung bình).Tức là vẫn còn nhiều trẻ chưa tập đúng tư thế các động tác, VĐ chưa được liên tục. Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của trẻ nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Điều này càng thể hiện rõ qua điểm trung bình cộng.
- Điểm trung bình về khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT trước TN của trẻ ở nhóm TN là: X TN = 1.97.
- Điểm trung bình về khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT trước TN của trẻ ở nhóm ĐC là: X ĐC = 1.9.
Như vậy, có thể thấy, khả năng nắm được cách thức KNVĐCB trong HĐNT của trẻ ở cả hai nhóm là tương đối đều nhau, tuy có chênh lệch nhau nhưng không kể (XTN - XĐC = 1.97 – 1.9 = 0.07) nên khối lượng VĐ của trẻ ở hai nhóm này trước TN là tương đương nhau và đều ở mức trung bình.
Cụ thể:
Ở mức độ 1 (Cao): Số trẻ nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của trẻ ở nhóm ĐC (16.67%) thấp hơn nhóm TN (20%). Số trẻ ở hai nhóm này luôn tập đúng các tư thế của các KNVĐCB. Chẳng hạn trong trò chơi VĐ ngoài trời “Cáo ơi, ngủ à?” VĐ chạy của những trẻ này đã thực hiện được động tác bay lúc chạy, khả năng thăng bằng hỗ trợ rất nhiều đến
thành tích chạy của trẻ nên phần lớn trẻ đều đáp ứng được yêu cầu của trò chơi
Ở mức độ 2 (Trung bình): số trẻ đạt mức trung bình của nhóm bằng nhau (56.67%). Số trẻ này có động tác tập đúng có động tác tập chưa đúng, còn lúng túng. Khi thực hiện các VĐCB còn bị ngắt quãng, chưa liêu tục, còn bị ảnh hưởng của các yêu tố khách quan. Chẳng hạn, trong trò chơi “chú Thỏ khéo léo” mỗi trẻ phải mang nấm và đi qua 1 con đường hẹp. Mặc dù trẻ biết giữ được hướng để mang nấm về đích nhưng những trẻ này VĐ đi còn nhiều động tác thừa, nhịp điệu chưa ổn định, VĐ chưa liên hoàn.
Ở mức độ 3 (Thấp): Trẻ ở nhóm ĐC đạt 26.66%, nhóm TN đạt 23.33%. Như vậy, có thể thấy, số trẻ ở cả hai nhóm chưa thực hiện được KNVĐCB chiếm tỉ lệ đáng kể, thường tập trung vào những trẻ nhút nhát, đòi hỏi giáo viên cần có những biện pháp tác động phù hợp hơn nhằm khơi gợi tính tự tin, chủ động, tích cực cho trẻ khi tham gia HĐNT.
Biểu đồ 4.2: Khả năng nắm được cách thức thực hiện KNVĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN trước TN
Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT của nhóm ĐC và TN trước TN được biểu hiện dưới dạng biểu đồ 4.2 giúp chúng ta thấy rõ hơn sự khác biệt đó.
*Về kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN
Kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN trước TN được thể hiện qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3:
Bảng 4.3: Kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN trước TN
Xếp loại Nhóm Cao TB Thấp SL % SL % SL % ĐC 3 10 14 46.67 13 43.33 1.67 TN 2 6.67 16 53.33 12 40 1.67
Biểu đồ 4.3 Kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của hai nhóm ĐC và TN trước TN
Nhìn vào kết quả cho thấy, kĩ năng phối hợp các VĐCB trong HĐNT của trẻ cả hai nhóm TN và ĐC là bằng nhau ( X = 1.67), tập trung chủ yếu ở
mức độ 2. Tức là hầu hết trẻ đã biết thực hiện sơ bộ các động tác và biết cách phối hợp giữa các KNVĐCB để đạt được yêu cầu của trò chơi đặt ra song
đôi khi còn lúng túng trong cách phối hợp các KNVĐCB và kiểm soát cơ thể.
Cụ thể:
Ở mức độ 1: Trẻ ở nhóm TN đạt 6.67%, trẻ ở nhóm ĐC đạt 10%. Số trẻ này có khả năng phối hợp các KNVĐCB một cách chính xác và biết kiểm soát cơ thể khi thực hiện các VĐ. Chẳng hạn, trong trò chơi “Cáo ơi, ngủ à?” các trẻ này đã sử dụng kĩ năng đi, kĩ năng chạy và khả năng phối hợp giữa 2 kĩ năng này trong quá trình chơi một cách tự nhiên, thoải mái
Ở mức độ 2: nhóm ĐC đạt 46.67%, nhóm TN đạt 53.33%. Số trẻ đạt ở mức độ này tương đối cao. Mặc dù trẻ đã có sự phối hợp các KNVĐCB nhưng sự phối hợp này chưa hợp lý . Ví dụ trong trò chơi “Bong bóng bay” các trẻ nắm tay nhau thành một vòng tròn.cho trẻ vừa đi vừa đọc từng câu của bài thơ kết hợp với VĐ đi, VĐ chạy. Một số trẻ còn còn lúng túng và chịu ảnh hưởng của các bạn trong nhóm chơi nên khả năng phối hợp các KNVĐCB của trẻ còn lung túng và không tự nhiên
Ở mức độ 3: Trẻ ở nhóm TN chiếm 40%, nhóm ĐC chiếm 43.33%. Như vậy, số trẻ ở mức độ 3 chiếm tỷ lệ cao, thường là những trẻ thiếu tự tin khi tham gia chơi các trò chơi đòi hỏi sự linh hoạt và kĩ năng phối hợp các VĐ. Vì vậy, các cháu tập còn rời rạc, thâm chí không có khả năng phối hợp các KNVĐCB và kiểm soát hoạt động cơ thể.
*Về biểu hiện thái độ khi tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của hai nhóm ĐC và TN
Thái độ khi tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của hai nhóm ĐC và TN được thể hiện qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 như sau:
Bảng 4.4: Thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của hai nhóm ĐC và TN trước TN
ĐC 3 10 14 46.67 13 43.33 1.67
TN 1 3.33 15 50 14 46.67 1.57
Qua bảng 4.4 cho thấy, phần lớn trẻ đều hào hứng khi tham gia vào HĐNT, phản ứng nhanh nhẹn trước các hiệu lệnh của giáo viên nhưng duy trì hứng thú không lâu, trẻ nhanh chán. Kết quả này, theo chúng tôi là do giáo viên chưa thực sự sáng tạo, linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp kích thích trẻ rèn luyện KNVĐCB trong HĐNT. Điểm trung bình của hai nhóm là:
X tn = 1.67, X đc = 1.57. Cụ thể:
Ở mức độ 1: Trẻ ở nhóm ĐC chiếm 10%, trẻ ở nhóm TN chiếm 3.33%. Số trẻ này đều tỏ ra hào hứng phấn khởi khi bước vào các trò chơi VĐ ngoài trời và các khu vực chơi tự do. Không những thế khi thực hiện KNVĐCB trẻ còn hào hứng sử dụng đồ dùng, dụng cụ khi VĐ
Ở mức độ 2: Hầu hết trẻ hai nhóm tập trung ở mức độ này, tức là lúc đầu trẻ tham gia rèn luyện KNVĐCB một cách hào hứng, vui vẻ nhưng càng sau càng giảm; sự đáp ứng yêu cầu của hoạt động vui chơi ngoài trời đôi khi còn chậm. Kết quả cụ thể là trẻ ở nhóm TN đạt 50%, nhóm ĐC đạt 46.67%.
Ở mức độ 3: Trẻ ở nhóm TN đạt 46.67%, nhóm ĐC là 43.33%. Chiếm một số lượng đáng kể. Số trẻ này tham gia rèn luyện KNVĐCB với thái độ không hào hứng, vui vẻ, tỏ vẻ tập một cách gượng ép; quá chậm chạp trước yêu cầu của trò chơi.
Biểu đồ 4.4: Thái độ tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT của hai nhóm ĐC và TN trước TN
Trẻ chưa thực sự tích cực thực hiện nhiệm vụ của HĐNT, khi gặp khó khăn trẻ hay chán nản bỏ dở trò chơi, chưa có sự kiên trì quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của trò chơi. Ví dụ: Cháu Quỳnh Trang chơi ở khu vực thiết bị đồ chơi ngoài trời với trò chơi “Đi qua cầu hẹp” nhưng mãi không chơi được vì khả năng thăng bằng cháu chưa tốt nên khi thực hiện VĐ đi 2 tay cháu đều bám trên thành cầu do đó chưa đạt yêu cầu và thế là cháu chán không chơi nữa. Một số trẻ chuyển hết khu vực chơi này đến khu vực chơi khác và sau đó là bỏ cuộc chơi. Nhìn chung trẻ rất thụ động trong quá trình chơi, nội dung chơi còn rất nghèo nàn, chưa có khả năng tự tìm phương tiện thay thế hoàn thành ý tưởng chơi, chưa tạo mối quan hệ giữa các khu vực chơi. Trong quá trình chơi trẻ chưa tích cực thực hiện dự định chơi, không tự đưa ra sáng kiến trong trò chơi.
Nhìn chung, kết quả qua từng tiêu chí càng cho ta thấy rõ mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 - 4 tuổi trong HĐNT trước TN của hai nhóm ĐC và TN chưa cao. Ở đây, sự phân bố mức độ của 3 tiêu chí không đồng đều: Mức độ KNVĐCB ở mặt kiến thức cao nhất, tiếp đến là mặt kĩ năng VĐ và cuối cùng là thái độ VĐ. Điều đó có nghĩa là, ở trường MN mới chỉ chú trọng đến
nâng cao kiến thức VĐ mà chưa quan tâm đến kĩ năng cũng như thái độ của trẻ cho trẻ dẫn đến hạn chế hiệu quả rèn luyện KNVĐCB của trẻ độ tuổi này
Tóm lại, kết quả đo đầu trước TN của hai nhóm TN và ĐC tại trường
MN I và trường MN Phường Đúc cho chúng ta thấy: kết quả KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT là tương đương nhau. Hầu hết trẻ mới chỉ dừng lại ở mức độ trung bình, số trẻ tập ở mức độ cao còn ít, số trẻ ở múc độ thấp còn chiếm một số lượng đáng kể. Điều đó cho thấy KNVĐCB của trẻ thông qua HĐNT còn hạn chế hay nói cách khác rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT chưa cao. Vì vậy, cần thiết phải có những biện pháp tác động phù hợp để rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT ở trường MN.