Vận động chạy

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 26 - 29)

*Khái niệm

Từ điển Tiếng Việt chạy là di chuyển nhanh, bằng bước chân. Chạy là phương thức VĐ chuyển dịch vị trí cơ thể nhanh nhất. [52]

Theo quan điểm sinh học, chạy là phản xạ có điều kiện. Chạy làm tăng

quá trình sinh lý, phản ánh trao đổi chất của cơ thể và ảnh huởng tốt tới cơ thể trẻ. Thế nên động tác chạy có ý nghĩa sinh lí to lớn. Trong quá trình thực hiện động tác chạy, sự hoạt động các cơ bắp lớn của chân, mông và bụng dẫn đến tiêu hao năng lượng điều đó có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển và hoàn thiện của các hệ cơ quan của cơ thể như: hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn…

Theo quan điểm giáo dục học, chạy thuộc loại hình động tác có chu kì.

Chạy vừa là KNVĐCB trong sinh hoạt hàng ngày của con người vừa là một biện pháp rèn luyện thể lực quan trọng. Khi chạy hầu như cơ bắp của các bộ phận toàn thân đều phải tham gia vào VĐ.

* Mục đích và tác dụng của hoạt động chạy

Nhiệm vụ chủ yếu của động tác chạy là: rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo và sức bền; chuyển động với sự phối hợp giữa tay và chân, đưa cơ thể chuyển động về phía trước.

Thông qua hoạt động chạy một cách hợp lí có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp phần chân, đùi, phát triển các tố chất thể lực như: tốc độ, tính linh hoạt và sức bền v.v… Đồng thời trong quá trình trẻ chạy, còn có thể tích lũy được các kinh nghiệm có quan hệ tới không gian và thời gian, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các tri giác về không gian và thời gian.

*Đặc điểm vận động chạy của trẻ MG 3 – 4 tuổi

Trẻ bắt đầu biết chạy từ cuối năm thứ hai, nhưng phải sang năm thứ ba VĐ chạy mới được hình thành rõ nét. Trẻ dưới 3 tuổi chưa thực hiện được động tác bay trong lúc chạy. Điều này được giải thích bằng sự trưởng thành chưa đầy đủ của hệ thần kinh, chưa hình thành được đúng đắn tỉ lệ các phần của cơ thể, cảm giác thăng bằng phát triển còn yếu. Bước chạy còn nặng, ngắn, líu ríu, đặt cả bàn chân xuống đất, chạy không đều, không giữ được hướng.

Chạy của trẻ năm thứ ba đã bắt đầu xuất hiện giai đoạn “bay” (là thời điểm mà cả hai chân đều không tiếp đất). Tốc độ chạy của trẻ tăng nhanh dần nhờ bước chạy của trẻ dài hơn (tốc độ VĐ chạy phụ thuộc vào độ dài của bước chạy). Trẻ đã phối hợp tay chân nhịp nhàng khi chạy.

Tuy việc phát triển kĩ năng chạy cho trẻ mới được bắt đầu tiến hành từ năm 3 tuổi, nhưng trẻ nắm bắt kĩ năng này một cách rất nhanh chóng. Có thể nói cơ thể trẻ thích ứng với VĐ chạy, chạy tốt hơn đi và sự phối hợp tay chân trong lúc chạy cũng tốt hơn.

*Kĩ thuật động tác:

Tư thế của VĐ chạy: Khi chạy, thân và đầu hướng về phía trước, đầu ngẩng cao, tay co ở khuỷu, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, chạy tự nhiên, nhẹ nhàng và giữ được hướng chạy. VĐ chạy có tính chất lặp lại. Các chu kì thay đổi điểm tì của bàn chân trên mặt phẳng, luân phiên chân đưa ra phía trước, phối hợp với sự VĐ của tay.

Chạy có giai đoạn “bay” khi cả hai chân đều không bám đất. Bàn chân rơi khỏi mặt đất trong lúc chạy làm thay đổi điểm tì của hai chân so với động tác. Thời điểm “bay” tạo cho sự chuyển động của cơ thể được nhanh, tăng độ dài bước, tạo ra khả năng chuyển động của phía trước theo quán tính cùng với việc thả lỏng các cơ bắp trong việc hoàn thiện động chạy.

Sau khi chạy nhanh cần phải từ từ hạ lượng VĐ xuống bằng cách chuyển sang động tác đi với tốc độ chậm dần, làm cho mạch trở về bình thường. VĐ đang ở dạng nhanh nếu dừng một cách đột ngột sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch.

*Nội dung của vận động chạy của trẻ MG 3 – 4 tuổi

Để hoàn thiện các tố chất, phục vụ cho hoạt động chạy của trẻ phải sử dụng hàng loạt các hình thức khác nhau:

Chạy theo hàng

Chạy theo hàng 1, hàng 2, chạy tự do với các hướng khác nhau, chạy qua chướng ngại vật, chạy theo đuờng hẹp tác động đến sự định hướng trong không gian và phối hợp VĐ trong tập thể.

Chạy bằng mũi bàn chân, nâng cao đùi để rèn luyện cơ bụng lưng và bàn chân.

Chạy theo hiệu lệnh

Chạy nhẹ nhàng theo nhịp điệu của âm nhạc sẽ ảnh hưởng tốt đến việc GD phối hợp VĐ; chạy giữa các vật và có cầm dụng cụ (dậy, vòng).

Chạy thay đổi nhịp độ khác nhau, chạy theo nhịp độ tăng dần từ chậm đến nhanh và từ nhanh đến chậm nhằm làm tăng hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ thần kinh, tạo điều kiện phát triển phản xạ VĐ nhanh.

Chạy với những nhiệm vụ khác nhau, thực hiện nhiệm vụ theo tín hiêu, chạy đuổi bắt là những động tác nhằm rèn luyện sự định hướng trong không gian, trong tập thể, GD sư khéo léo, phản ảnh linh hoạt trong sự thay đổi của hoàn cảnh xung quanh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 26 - 29)