0
Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Kết quả khảo sát những những khó khăn thường gặp khi tổ chức rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI (Trang 60 -62 )

- Nghiên cứu chương trình CS – GD trẻ MG3 –4 tuổi hiện hành nhằm

2.5.2.7. Kết quả khảo sát những những khó khăn thường gặp khi tổ chức rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát những những khó khăn thường gặp khi tổ chức rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT.

STT Những khó khăn SL %

1 Số trẻ lớp quá đông 41 91,1

2 Nhiều lớp tham gia hoạt động cùng một lúc 22 48,9

4 Đồ dùng dụng cụ dạy học thiếu thốn. 33 73,3

5 Ít trò chơi mới 10 22,2

6 Tài liệu tham khảo bị hạn chế 19 42,2

Qua phiếu khảo sát ý kiến, các giáo viên đã đưa ra một số khó khăn khi rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi

- Về phía trẻ: Trẻ MG 3 - 4 tuổi có khả năng thực hiện các VĐ tốt hơn lứa tuổi trước, nhất là VĐ đi, chạy. Tuy nhiên, sự phối hợp các cơ quan trong cơ thể trong khi thực hiện VĐ của trẻ chưa được nhịp nhàng, việc định hướng không gian cũng như khả năng giữ thăng bằng của trẻ còn hạn chế... Giáo viên rất khó để lập kế hoạch, đánh giá sự phát triển cho từng trẻ do số lương của trẻ trong lớp quá đông so với quy định. Đây là vấn đề của 91.1% giáo viên gặp phải. Khi nhu cầu VĐ của trẻ rất cao, kết hợp với việc trẻ có cơ hội được vui chơi, VĐ ở ngoài trời nên khi tổ chức cho trẻ hoạt động giáo viên gặp rất nhiều khó khăn về đáp ứng khi quản lý trẻ. Qua tìm hiểu có một số lớp số lượng cháu lên đến 57, số lượng như thế cũng gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến chất lương của hoạt động điều khiển, tổ chức của giáo viên.

HĐNT là hoạt động linh động nhất và phụ thuộc đến sự biến đổi của thời tiết nên khi gặp yếu tố thiên nhiên thuận lợi tất cả giáo viên trong trường đều muốn tạo cơ hội cho trẻ được vui chơi ngoài trời. Điều đó dẫn đến nhiều lớp cùng tham gia một lúc (48.9%). Để lựa chon một khu vực HĐNT phù hợp với điều kiện là thoáng mát, có bóng râm, an toàn cho trẻ và phải thuận lợi cho hoạt động rèn luyện KNVĐCB không phải là điều dễ dàng. Với sự phát triển nhu cầu vào học ở các trường MN, một số trường đã xây dựng thêm nhiều phòng học nên khu vực vui chơi ngoài trời dần bị hạn hẹp. Thiếu không gian hoạt động dẫn đến có tình trạng chờ nhau giữa các lớp, gây ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng GD

- Về phía giáo viên: Ngoài những khó khăn về mặt khách quan như: số trẻ lớp quá đông, đồ dùng dụng cụ dạy học thiếu thốn (73.3%), tài liệu tham khảo hạn chế (42.2 %) thì yếu tố từ phía giáo viên cũng là một khó khăn trong quá trình rèn luyện KNVĐCB. Một phần do giáo viên chưa nhận thức được hết vai trò của môi trường thiên nhiên đem lại cho trẻ, một phần giáo viên còn ngại tổ chức, ít có sự thay đổi, chưa tận dụng và khai nguồn vật liệu tự nhiên có sẳn ở địa phương (sưu tầm, tự làm, huy động phụ huynh đồ dùng đồ chơi). Giáo viên chưa thực sự chủ động, phụ thuộc vào đầu tư của nhà trường. Giáo viên chưa coi trọng việc rèn luyện KNVĐCB

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI (Trang 60 -62 )

×