- Cách tiến hành
4.6.1.1. Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG3 4 tuổi thông qua HĐNT trước TN trên hai nhóm ĐC và TN
trước TN trên hai nhóm ĐC và TN
Bảng 4.1. Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 - 4 tuổi thông qua HĐNT trước TN trên hai nhóm ĐC và TN
Mẫu Số lượn g Mức độ X S Cao TB Thấp SL % SL % SL % Nhóm ĐC 30 4 13.3 3 23 76,6 7 3 10 5.23 1.27 Nhóm TN 30 4 13.3 3 22 73.3 3 4 13.33 5.2 1.29
Kết quả khảo sát trước TN thể hiện ở bảng 4.1 cho chúng ta thấy điểm trung bình của 2 nhóm tương đối đồng đều nhau nhưng chưa cao (X ĐC
= 5.23, X ĐC = 5.2). Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 - 4 tuổi ở nhóm
ĐC có phần cao hơn so với nhóm TN nhưng không đáng kể. Cụ thể:
- Số trẻ có KNVĐCB đạt mức độ cao của nhóm ĐC và TN bằng nhau (13.33%); trong khi đó, số trẻ KNVĐCB ở mức độ thấp của nhóm ĐC ít hơn nhóm TN 3.33%.
- Điểm trung bình cộng của nhóm ĐC cao hơn nhóm TN nhưng mức chênh lệch không lớn (XĐC - XTN = 5.23 - 5.2 = 0.03).
- Độ lệch chuẩn của nhóm ĐC (SĐC = 1.27) thấp hơn nhóm TN (STN = 1.29) nhưng không đáng kể (SĐC - STN = 0.02).
Biểu đồ 4.1: Kết quả mức độ KNVĐCB của trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT trước TN trên hai nhóm ĐC và TN
Qua biểu đồ 4.1 chúng tôi nhận thấy mức độ KNVĐCB của trẻ nhóm TN và ĐC tương đương nhau và nhìn chung chưa cao chủ yếu ở mức độ trung bình. Số trẻ ở mức độ cao ở cả 2 nhóm TN và ĐC chỉ chiếm khoảng 13.338%, trong khi đó số trẻ trung bình chiếm tỉ lệ 73.33% ở nhóm TN, trong khi đó nhóm ĐC chiếm tỉ lệ cao hon là 76.67% và số trẻ ở mức độ thấp ở nhóm ĐC 13.33% cao hơn nhóm TN 3.33%.
Trong quá trình quan sát chúng tôi thấy đa số trẻ hào hứng phấn khởi khi bước vào các trò chơi và các khu vực chơi ngoài trời chơi nhưng phần lớn chưa tự lựa chọn cho mình khu vực chơi, thường chờ sự gợi ý của cô giáo. Một số trẻ cũng đã lựa chọn cho mình khu vực chơi, nhưng khi vào khu vực chơi lại không biết lập kế hoạch chơi. Ví dụ: Khi hỏi khu vực thiết bị đồ chơi ngoài trời xây dựng trong chủ điểm "Động vật sống trong rừng" Các mũ thỏ, cáo này các con sẽ chơi trò chơi gì? Muốn chơi trò đó con chơi như thế nào?, thì đa số trẻ rất lúng túng và đều trả lời “không biết”.
Trẻ chưa chủ động tạo mối quan hệ trong các TCVĐ, rất nhiều trẻ có biểu hiện chơi một mình. Trong quá trình chơi trẻ chưa tự chia sẻ, trao đổi thoả thuận để thực hiện ý tưởng chơi, chủ đề chơi, chưa tự phân công vai chơi. Trẻ chỉ phối hợp với bạn khi có sự gợi ý của giáo viên.
Mặc dù hầu hết trẻ đều tham gia rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT nhưng kết quả mà chúng tôi đo được ở nhóm ĐC và nhóm TN chưa cao. Do trẻ lứa tuổi 3 – 4 tuổi khả năng nhận thức cũng như sự hoàn thiện của hình thái, chức năng cơ thể còn đang tiếp tục, giáo viên chưa nhận được đây là hoạt động mang tính tự do, tự nguyện nên rất dễ dàng rèn luyện KNVĐCB cho trẻ, trẻ chưa chủ động trong việc rèn luyện KNVĐCB KNVĐCB ở các khu vực chơi mà còn chịu sự tác động, nhắc nhở nhiều từ phía giáo viên…
Kết quả khảo sát cho thấy ở cả 2 mẫu TN và ĐC đều có KNVĐCB tập trung ở mức độ trung bình. Qua phân tích kết quả chúng tôi thấy rằng để rèn luyện KNVĐCB cho trẻ, trước hết cần phải tạo hứng thú cho trẻ, nghĩa là cần tạo ra các khu vực chơi đa dạng, phong phú, đẹp mắt, bổ sung kinh nghiệm VĐ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tạo điều kiện cho trẻ được tự do, độc lập, tự lựa chọn khu vực chơi, trò chơi, lựa chọn phương tiện chơi, cung cấp và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn; giáo viên phải có kĩ năng quan sát trẻ chơi phát hiện những ý tưởng sáng tạo của trẻ trong quá trình chơi, ủng hộ những ý tưởng của trẻ đồng thời động viên, khuyến khích trẻ kịp thời khi trẻ tự mình thực hiện tốt dự định chơi.
Qua đó cho chúng ta thấy rằng việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT chưa được quan tâm đúng mức và chưa có hiệu quả cao.