- Nghiên cứu chương trình CS – GD trẻ MG3 –4 tuổi hiện hành nhằm
3 -4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
3.1.2. Quan điểm tiếp cận hoạt động
Cuộc sống của con người là một chuỗi hoạt động. Con người sống tức là con người hoạt động, hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Nói cách khác, hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn những yêu cầu nảy sinh trong cuộc sống.
Đối với trẻ MN, muốn phát triển các chức năng tâm lý, các năng lực chung và hình thành nhân cách cho trẻ thì nhất thiết phải đưa trẻ vào những hoạt động nhất định (hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, chế độ sinh hoạt, các ngày lễ hội…). Hoạt động với các dạng khác nhau là phương tiện GD cơ bản.
Trẻ em lứa tuổi MN có nhu cầu hoạt động rất sớm vì chúng mong muốn tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh và chính bản thân mình. Điều đó đã trở thành một động lực giúp trẻ tích cực hoạt động hoạt động.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thành tựu tâm lý học Xô Viết cho rằng: “Nhân cách con người chỉ được hình thành trong hoạt động và thể hiện bằng hoạt động”. Có nghĩa là trẻ phải tích cực hoạt động VĐ với trò chơi, bạn bè, đồ dùng đồ chơi ngoài trời để tạo ra nhân cách cho mình. Chính vì thế muốn rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG nói chung, trẻ MG 3 – 4 tuổi nói riêng thông qua HĐNT, chúng ta cần tổ chức cho trẻ có cơ hội được tham gia vào các hoạt động mà các giáo viên tổ chức, mối quan hệ với
TCVĐ, vui chơi tự do. Giáo viên MN phải là người biết tổ chức, điều khiểu, điều chỉnh các VĐ của trẻ trong HĐNT theo mục tiêu của mình đã đặt ra.
Những nét đặc trưng cơ bản của HĐNT đã quyết định sự khác biệt trong nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức so với các hoạt động được tổ chức trong phòng, Nêú khai thác hết được những tiềm năng mà môi trường và đối tượng hoạt động mang lại cho trẻ thì thời gian trẻ đuợc HĐNT sẽ mang lại những ý nghĩa thiết thực với sự phát triển thể chất nói chung và rèn luyện KNVĐCB nói riêng.