Phối hợp giữa trường MN và gia đình trong quá trình GD trẻ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 101 - 103)

- Cách tiến hành

2.6.4. Phối hợp giữa trường MN và gia đình trong quá trình GD trẻ

Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình luôn có một vị trí quan trọng đối với trẻ. Trường MN là "cầu nối" trẻ giữa gia đình và xã hội bên ngoài. Gia đình không chỉ là nơi sinh ra và nuôi dưỡng trẻ mà cũng cần có trách nhiệm GD trẻ. Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển thể chất nói chung, rèn luyện KNVĐCB nói riêng.

Việc phối hợp giữa trường MN và gia đình trong quá trình rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi nhằm mục đích:

- Thống nhất việc các nhiệm vụ, nội dung, biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ ở trường MN và gia đình.

- Cùng với trường tạo cơ sở vật chất cần thiết cho trẻ HĐNT.

- Nâng cao văn hoá sư phạm cho cha mẹ trẻ đồng thời thực hiện chủ trương xã hội hoá GD của Đảng và Nhà nước.

- Trường MN cần phối hợp với gia đình để thống nhất việc GD trẻ và cùng gia đình tạo mọi điều kiện để trẻ được phát triển tốt nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để đề xuất các biện pháp GD nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT, chúng tôi dựa trên các cơ sở định hướng là: nguyên tắc GD thể chất cho trẻ MN, quan điểm tiếp cận hoạt động, quan điểm tiếp cận tích hợp trong quá trình CS – GD trẻ ở trường MN, quan điểm

tiếp cận thực tiễn, quan điểm phát triển và những yêu cầu là: đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, khả năng VĐ của trẻ, tính phát triển của các KNVĐCB, xây dựng môi trường phù hợp với việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ, vai trò chủ đạo của giáo viên và tính chủ động, độc lập của trẻ, tính đa dạng, phong phú của HĐVC.

Theo đó, đề xuất các biện pháp GD nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT bao gồm:

- Biện pháp 1: Sưu tầm, lựa chọn các TCVĐ phù hợp với hoạt động rèn luyện KNVĐCB

- Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết của rèn luyện KNVĐCB cho trẻ thông qua HĐNT.

- Biện pháp 3: Xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú

- Biện pháp 4: Tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện nhiều VĐ khác nhau.

- Biện pháp 5: Tạo cho trẻ quyền tự quyết định khu vực rèn luyện KNVĐCB mà trẻ thích

- Biện pháp 6: Bổ sung kinh nghiệm VĐ cho trẻ

- Biện pháp 7: Đánh giá (tự đánh giá) quá trình rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT

Tóm lại: Trên đây là những biện pháp mà chúng tôi đã đưa ra để rèn luyện KNVĐCB cho trẻ. Mỗi biện pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên cô giáo cần sử dụng, phối hợp các biện pháp để cùng tác động đến trẻ bằng nhiều cách thức, việc làm cụ thể khác nhau. Tuy nhiên hiệu quả GD của các biện pháp này phụ thuộc nhiều vào khả năng sáng tạo của giáo viên. Đặc biệt khi vận dụng các biện rèn luyện KNVĐCB cho trẻ, cần chú ý hướng trẻ với tư cách vừa là đối tượng GD vừa là chủ thể tự GD.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w