0
Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Chương trình CS – GD trẻ MG (chương trình cải cách GD MG),

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI (Trang 40 -42 )

- Nghiên cứu chương trình CS – GD trẻ MG3 –4 tuổi hiện hành nhằm

2.5.1.1. Chương trình CS – GD trẻ MG (chương trình cải cách GD MG),

Sau năm 1966, Vụ MG ra đời, chịu trách nhiệm trước Bộ GD, vạch kế hoạch và chương trình biên soạn tài liệu môn học và tổ chức đào tạo giáo viên theo hệ thống nhà trường dân chủ nhân dân.

Chương trình cải cách được nghiên cứu từ những năm 80 và được ban hành thực hiện vào đầu ban hành đầu những năm 90. Nội dung chương trình gồm hai phần:

- Nội dung CS sức khoẻ. - Nội dung GD - phát triển.

Nội dung GD được cấu trúc theo các hoạt động cơ bản: vui chơi, lao động và hoạt động học tập với 6 “môn” học cụ thể. Phương pháp CS - GD thực hiện trong chương trình đã dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và phù hợp với đặc thù GD MN.

- Thời gian thực hiện và nội dung tổ chức HĐNT được quy định sẵn, do đó giáo viên chủ động trong việc lập kế hoạch và chuẩn bị đồ dùng, phương tiện để tổ chức HĐNT.

- Do có sự triển khai đồng loạt nên việc kiểm tra tổ chức HĐNT dễ dàng và nhanh chóng.

- Việc tổ chức HĐNT ở chương trình này cũng góp phần đáng kể đối với sự phát triển thể chất, thể lực của trẻ nói riêng và phát triển các mặt GD khác cho trẻ.

Báo cáo tổng kết công tác nghiên cứu của Viện nghiên cứu trẻ em trước tuổi học đường đã đánh giá về bộ chương trình MG cải cách: “Đây là bộ chương trình đồ sộ nhất trong lịch sử phát triển MG nước ta, góp phần

chuyển hướng về nội dung, phương pháp GD MG, nâng cao chất lượng CS GD ở các trường MG theo phương hướng cải cách GD MN”. [34]

Vì vậy trong những năm qua chương trình CS – GD trẻ Nhà trẻ, MG đã góp phần thu hút trẻ đến trường, không ngừng nâng cao chất lượng CS GD trẻ trong trường MN nói chung và rèn luyện KNVĐCB cho trẻ thông qua HĐNT nói riêng.

Tuy nhiên, chương trình này còn mang một số mặt hạn chế:

Về thời gian: HĐNT được sắp xếp vào buổi sáng sau giờ học, thời gian

từ 9h30 đến 9h50 (đối với mùa hè), 9h50 đến 10h10 (đối với mùa đông). Như vậy thời gian cho mỗi buổi HĐNT của trẻ quá ít, không đủ thời gian để giáo viên có thể tổ chức một buổi HĐNT một cách thuận lợi và trẻ có thể hoạt động một cách hứng thú được. Nhìn chung không có sự linh hoạt, thay đổi mà phải tổ chức theo đúng thời gian đã quy định.

Thời gian quy định cho HĐNT hàng ngày bắt đầu từ 9h30 là tương đối muộn đối với khí hậu nhiệt đới như ở nước ta. Lúc này cường độ nắng đã khá gay gắt, không hoàn toàn phù hợp sức khỏe của trẻ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì thời gian HĐNT như vậy là chưa hợp lý.

Về cấu trúc: chương trình chưa thể hiện đầy đủ, đồng bộ các thành tố.

Mục tiêu rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT không nằm trong văn bản chương trình.

Nội dung trong HĐNT còn nặng về cung cấp kiến thức mà coi nhẹ việc rèn luyện các kĩ năng, thói quen khác đặc biệt là KNVĐCB còn mờ nhạt. Nội dung HĐNT chưa cân đối, thiên về cung cấp nội dung kiến thức cho trẻ như trong hoạt động học tập. Chức năng tích hợp rèn luyện KNVĐCB trong HĐNT chưa được nhấn mạnh. Thế nên nội dung của rèn luyện KNVĐ thông qua HĐNT chưa tạo sự tác động đồng bộ đến sự phát triển của trẻ.

Phương pháp rèn luyện KNVĐCB mà giáo viên sử dụng trong HĐNT còn mang tính áp đặt, giáo viên nặng dùng lời mô tả, chú trọng lựa chọn vận

dụng các phương pháp nhằm truyền đạt nội dung dạy là chủ yếu (phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan – minh họa, làm mẫu). Những phương pháp này liên quan đến tổ chức hoạt động nhận thức, rèn luyện kĩ năng đặc biệt là KNVĐCB chưa được vận dụng nhiều. Giáo viện thường nói nhiều hoặc làm mẫu là chính. Hình thức GD này còn mang tính GD đồng loạt và áp đặt.

Cách thức tổ chức HĐNT, phương pháp tổ chức HĐNT được thể hiện qua các bài soạn mẫu. Các bài soạn mẫu này đưa ra với nội dung hướng dẫn chi tiết, cụ thể nhưng thiếu tính khái quát, gợi mở áp dụng phù hợp với hoạt động rèn luyện KNVD thông qua HĐNT và phù hợp với tình hình địa phương. Vì vậy phần nào làm hạn chế sự sáng tạo của trẻ và của giáo viên trong việc lựa chọn nội dung cũng như phương pháp hoạt động phù hợp.

Ở chương trình này, trong tất cả các nội dung hoạt động GD nói chung cũng như tổ chức HĐNT nói riêng đều chưa coi trọng khâu đánh giá hoạt động, các yêu cầu về phương tiện và điều kiện thực hiện chưa được đề cập rõ ràng trong chương trình.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI (Trang 40 -42 )

×