e) Về thủ tục giải quyết khiếu nại:
3.2.4. Những vấn đề hoàn thiện pháp luật về quyền tố cáo của công dân 1 Hoàn thiện qui định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo:
Để giúp Đảng và Nhà nước nắm được nhiều thông tin về những việc làm vi phạm pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Luật khiếu nại, tố cáo cần qui định cụ thể hơn nữa về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo theo hướng khuyến khích mọi người phát hiện và thông báo kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật cho cơ quan nhà nước, cụ thể sửa đổi như sau:
+ Pháp luật cần mở rộng ra nhiều hình thức tiếp nhận thông tin, thuận lợi cho người tố cáo ở mọi nơi, mọi lúc. Chẳng hạn, qui định các hình thức tiếp nhận thông tin cụ thể, lập ra các hòm thư "đặc biệt" (có qui định thời gian mở ) hoặc qua thư điện tử, truy nhập trên mạng internet bằng cách mở các trang web, hay đường dây điện thoại "nóng".v.v... để tiếp nhận thông tin tố cáo 24/24 giờ. Đồng thời Luật cũng cần có những qui định cụ thể về thời hiệu tố cáo hoặc có hướng dẫn thực hiện giải quyết tố cáo từng loại vụ việc cũng như cấp giải quyết tố cáo cuối cùng để tránh tình trạng công dân cố chấp, cố tình tố cáo vượt cấp tới Trung ương những sự việc nhỏ ở cơ sở hoặc tố cáo vụ việc đã quá lâu không còn hồ sơ lưu trữ gây khó khăn cho việc giải quyết của các cơ quan nhà nước.
+ Điều quan trọng hơn cả để công dân có thể yên tâm tố giác với Nhà nước mọi hành vi vi phạm pháp luật thì Luật khiếu nại, tố cáo cần qui định cụ thể trách nhiệm của người tố cáo và trách nhiệm cá nhân về việc giữ bí mật cho người tố cáo, kèm theo các chế tài cụ thể để đảm bảo
việc thực hiện những qui định đó. Giữ được bí mật tuyệt đối theo yêu cầu của người tố cáo thì Nhà nước mới có thể nhận được nhiều tín hiệu quan trọng từ phía nhân dân, giúp cho Nhà nước phát hiện mọi hành vi vi phạm pháp luật và kịp thời xử lý, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, để hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả hơn.