Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân phải đảm bảo tính cụ thể, tính đồng bộ và tính khả th

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay doc (Trang 80 - 84)

e) Về thủ tục giải quyết khiếu nại:

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân phải đảm bảo tính cụ thể, tính đồng bộ và tính khả th

tính cụ thể, tính đồng bộ và tính khả thi

Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ở nước ta hiện nay được qui định trong Điều 74 của Hiến pháp 1992 và được cụ thể hoá trong Luật khiếu nại, tố cáo 1998. Nhưng để có thể thực thi thống nhất trong toàn xã hội thì các chế định đó về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các quan hệ này cùng với các thiết chế đảm bảo thực hiện và bảo vệ quyền khiếu nại, tố cáo của công dân cũng phải được vụ thể hoá thành những qui định cụ thể bằng các Nghị quyết, Nghị định; và theo từng ngành luật, từng lĩnh vực của đời sống xã hội cũng phải được cụ thể để thực hiện thống nhất trong ngành, lĩnh vực; và từng ngành, lĩnh vực này lại có những Thông tư hướng dẫn chi tiết thực hiện luật để thực hiện đến từng thành viên trong xã hội. Đồng thời phải đảm bảo sự đồng bộ giữa các thiết chế, các qui định đó với nhau. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu đó thì quyền công dân nói chung, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng chỉ dừng lại ở mức ghi nhận, khó trở thành hiện thực trong đời sống xã hội.

Để đảm bảo tính cụ thể, tính đồng bộ và tính khả thi pháp luật quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thì quá trình hoàn thiện nó cần theo những nội dung sau đây:

- Mỗi nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ghi nhận trong Hiến pháp phải được cụ thể hoá thành các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của công dân. Tương ứng với các qui định, nghĩa vụ đó của công dân, phải xây dựng các thiết chế cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nhà nước, công chức nhà nước cũng như các qui định cụ thể về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đương nhiên, những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể trong quan hệ khiếu nại, tố cáo cũng như các thiết chế đảm bảo thực hiện và bảo vệ quyền khiếu nại, tố cáo của công dân phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng thực tế của bộ máy nhà nước. Nghĩa là phải bảo đảm tính khả thi của nó. Nhưng nhìn chung phải hướng tới mục tiêu thực hiện, bảo vệ quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ngày càng đồng bộ hơn, chất lượng cao hơn.

- Các qui định về quyền và nghĩa vụ pháp lý của người khiếu nại, tố cáo phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. tạo thuận tiện cho công dân khi sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Trong các qui định này, đặc biệt chú ý tới các qui định hành vi của công dân và trình tự, thủ tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân nhằm đảm bảo quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Chỉ qui định những hành vi nào có ý nghĩa pháp lý thuận tiện cho công dân, đồng thời đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước. Điều này có ý nghĩa trong việc xây dựng thể chế hành chính và thủ tục tố tụng nhằm thực hiện và bảo vệ quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nhà nước, công chức nhà nước cũng phải được qui định cụ thể và chặt chẽ theo nguyên tắc "chỉ được làm những gì pháp luật cho phép". Qui định cụ thể và chặt chẽ như vậy cho phép kiểm tra, giám sát và xác định được trách nhiệm của bộ máy nhà nước, công chức nhà nước, đồng thời ngăn ngừa được sự tuỳ tiện rất dễ xảy ra khi thừa hành công vụ.

- Gắn liền với những yêu cầu và nội dung cụ thể hoá các qui định pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trên đây, quá trình hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân còn đòi hỏi tính đồng bộ, thống nhất trong các qui định nhằm thực hiện, bảo vệ quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Yêu cầu đồng bộ, thống nhất trong pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân thể hiện trên nhiều mặt:

+ Một là, pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân phải thể hiện tính đồng bộ, thống nhất trong nội dung các văn bản pháp luật, không chỉ thể hiện trong các qui định pháp luật về nội dung mà còn cả trong các qui định về hình thức, cùng với các thiết chế đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân - có nghĩa là các qui định về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ khiếu nại, tố cáo cũng như các qui định về thủ tục, trình tự thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó phải thể hiện tính đồng bộ, thống nhất cùng với những qui định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc đảm bảo thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

+ Hai là, pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân phải thể hiện một cách đồng bộ, thống nhất trong nội dung các văn bản pháp luật; giữa văn bản luật, pháp lệnh với Hiến pháp; giữa văn bản pháp quy với luật và Hiến pháp. Văn bản pháp quy nhằm cụ thể hoá, qui định chi tiết để thi hành các luật, pháp lệnh phải thống nhất về nội dung với các qui định trong luật, pháp lệnh, đồng thời phải được ban hành đồng bộ với các văn bản này, đảm bảo hiệu lực thời gian của văn bản luật. Các qui định chi tiết, hướng dẫn thi hành phải được soạn thảo đồng thời với văn bản chính và được ban hành cùng với văn bản chính.

+ Ba là, tính đồng bộ, thống nhất của nội dung pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân còn phải thể hiện ở sự thống nhất trong các qui định của các ngành. lĩnh vực về vấn đề này. Cần có sự thống nhất vì mỗi nội dung quyền của công dân đều có thể liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Và do đó, khi quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm (hoặc họ cho là bị xâm phạm), họ đều có quyền khiếu nại đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước để yêu cầu giải quyết nhằm khôi phục hoặc bồi thường thiệt hại đó. Mặt khác, nếu không có sự thống nhất thì qui định ngành này, lĩnh vực này sẽ mâu thuẫn, triệt tiêu qui định của ngành, lĩnh vực khác, gây khó khăn cho việc thực hiện, bảo vệ quyền khiếu nại, tố cáo của công dân cũng như khó khăn cho công tác giải quyết và quản lý vấn đề này. Chẳng hạn qui định không đồng bộ, thống nhất thể hiện ở thời hạn giải quyết vụ việc khiếu nại tại Luật khiếu nại, tố cáo lần đầu là 30 ngày (nếu vùng sâu, vùng xa hoặc vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày), nhưng trong văn bản của thanh tra nhà nước qui định áp dụng thời hạn cho giải quyết một vụ việc lại kéo dài tới 180 ngày. Như vậy, nếu để giải quyết khiếu nại, tố cáo phức tạp, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cần đến cơ quan thanh tra cùng cấp để xác minh, kết luận thì có thể lại vi phạm thời

hạn của Luật khiếu nại, tố cáo nhưng không vi phạm thời hạn trong Pháp lệnh về thanh tra- điều này là mâu thuẫn; hay sự không thống nhất về thủ tục giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai giữa Luật khiếu nại, tố cáo so với Luật đất đai như đã đề cập ở Chương 2, cũng thấy ngay sự bất hợp lý.

Trong các yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trên đây cần đặc biệt quan tâm đến yêu cầu đồng bộ giữa văn bản pháp quy với văn bản luật, pháp lệnh và yêu cầu đồng bộ, thống nhất giữa các qui định của các ngành, lĩnh vực cùng điều chỉnh một vấn đề có liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Bởi vì, việc xây dựng văn bản pháp quy và ra các qui định quản lý trong các ngành, lĩnh vực đều do nhiều cơ quan, nhiều người có thẩm quyền thực hiện, vì thế dễ có nguy cơ thiếu đồng bộ hơn cả. Để khắc phục tính không đồng bộ, theo chúng tôi, cần tập trung thẩm quyền lập quy vào Chính phủ. Để đảm bảo tính thống nhất về quan niệm, nội dung các qui định giữa các ngành, các lĩnh vực cần theo quan điểm

thừa nhận luật chung, nghĩa là từ bỏ tính độc lập giữa các ngành luật điều chỉnh các quan hệ có liên quan. Chẳng hạn: Bộ luật dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành luật khác nhau thì các ngành luật khác theo nền tảng đó mà cụ thể hoá, chi tiết hoá các qui định của ngành mình về những vấn đề có liên quan sao cho đảm bảo tính đồng bộ, ăn khớp trong cả hệ thống pháp luật; hay về trình tự, thủ tục, thời hiệu khiếu nại; thời hạn giải quyết khiếu nại đã có Luật khiếu nại, tố cáo quy định thì tất cả các chế định đó trong các lĩnh vực khác nhau (đất đai, hành chính, thuế, bảo hiểm, chính sách xã hội...) cần được thống nhất theo qui định chung trong Luật khiếu nại, tố cáo. Tránh trường hợp cùng một sự việc nội dung, tính chất như nhau nhưng trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn giải quyết lại khác nhau giữa luật khiếu nại, tố cáo với các luật có liên quan khác như giải quyết tranh chấp đất đại đã nêu ở phần 2.2.2. Nhưng để thực hiện được điều đó, thiết nghĩ : trước hết phải tập trung hoàn thiện một cách cơ bản và toàn diện để Luật khiếu nại, tố cáo thật sự xứng đáng là chuẩn mực, là luật chung của các qui định có liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt là các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh, các qui định về thời hạn, thời hiệu và thẩm quyền giải quyết, cũng như các qui định về trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo phải thực sự là những nội dung vừa bao quát, vừa cụ thể để đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế và có thể gắn kết, phù hợp với các ngành, các lĩnh vực khác một cách nhịp nhàng và hợp lý. Mặt khác, cũng cần xây dựng một cơ chế phối hợp, kiểm tra trong việc ban hành các qui định quản lý giữa các ngành, lĩnh vực với nhau.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay doc (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)