Sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của công dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay doc (Trang 95 - 99)

e) Về thủ tục giải quyết khiếu nại:

3.2.3.2.Sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của công dân

Bốn là, Luật khiếu nại, tố cáo có đề cập đến cả khiếu nại, kiến nghị, phản ánh (Điều 5 Luật khiếu nại, tố cáo), nhưng Luật chưa đưa ra được khái niệm như thế nào là kiến nghị, phản ánh. Để thống nhất việc hiểu và phân loại giải quyết các đơn thư của dân, Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo cần bổ sung các khái niệm kiến nghị, phản ánh, yêu cầu.

Năm là, Luật khiếu nại, tố cáo cần bổ sung qui định quyền và nghĩa vụ của người có liên quan trong quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, họ có được quyền khiếu nại không, thủ tục khiếu nại như thế nào và nghĩa vụ của họ khi thực hiện quyền khiếu nại..

Đối với người bị khiếu nại cần sửa đổi bổ sung các qui định: về việc "phải bồi thường thiệt hại" (Điểm d, Khoản 2, Điều 18, Luật khiếu nại, tố cáo) theo Luật khiếu nại, tố cáo còn quá chung chung, khó khăn cho việc thực hiện. Nên chăng Luật cần qui định cụ thể mức thiệt hại đến bao nhiêu, như thế nào thì phải bồi thườngbồi thường đến mức nào. Cũng cần phân biệt rõ

trách nhiệm bồi thường của cá nhân và của tập thể. Tương tự như thế, Luật cũng nên cụ thể hoá trách nhiệm của cá nhân hay tập thể trong việc khắc phục hậu quả do qui định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây ra để một mặt tiện cho việc kiểm tra, đôn đốc, thi hành quyết định; mặt khác còn tăng trách nhiệm cá nhân trong khi ra quyết định giải quyết một vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, buộc họ phải xem xét thận trọng, kỹ càng hơn.

3.2.3.2. Sửa đổi , bổ sung các quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của công dân . dân .

a) Về vấn đề uỷ quyền:

Một là, để khắc phục tình trạng bất cập về thẩm quyền giải quyết khiếu nại như đã phân tích ở phần 2.2.2. Theo chúng tôi, vấn đề này cần sửa đổi quy định tại Điều 28 Luật khiếu nại, tố cáo theo hướng giảm thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Thủ tướng Chính phủ đối với các khiếu nại mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã giải quyết mà còn khiếu nại (để tăng thẩm quyền trực tiếp cho Tổng Thanh tra nhà nước như đã phân tích ở chương 2, phần 2.2.2.) cụ thể như sau: " Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền :

1- Giải quyết cuối cùng đối với khiếu nại đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước ;

2- Xem xét lại Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích củaNhà nước; quyền , lợi ích hợp pháp của công dân , cơ quan, tổ chức."

Đồng thời sửa đổi, bổ sung thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Tổng thanh tra nhà nước tại Khoản 1, Điều 26 Luật khiếu nại, tố cáo như sau: "Tổng thanh tra nhà nước có thẩm quyền :

1-Giải quyết khiếu nại mà Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết nhưng còn khiếu nại, trừ khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;...". Tại Điều 21 của Nghị định số 67/1999/ NĐ-CP, sửa lại là: " Tổng Thanh tra nhà nước trong quá trình giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của mình.Nếu trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Tổng thanh tra nhà nước và Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ về việc giải quyết khiếu nại thì Tổng Thanh tra nhà nước báo cáo để Thủ tướng chính phủ chỉ đạo việc giải quyết hoặc ra quyết định giải quyết".

Để bổ sung thẩm quyền giải quyết khiếu nại cuối cùng cho Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với những khiếu nại phát sinh trong lĩnh vực hoặc ngành mà họ được phân công phụ trách. Khoản 2, Điều 25 Luật khiếu nại tố cáo nên sửa lại theo hướng bổ sung thẩm quyền giải quyết khiếu nại cuối cùng cho thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ như sau:

"2- Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại Điểm b và Điểm c, Khoản1 Điều này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng". Sửa đổi như vậy có hạt nhân hợp lý ở chỗ Thanh tra nhà nước là một cơ quan tham mưu nhưng nó còn là một cơ quan quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do vậy, nó cần trả lại chức năng đích thực cho cơ quan chủ quản đó là giải quyết khiếu nại cuối cùng của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với những khiếu nại mà cấp dưới của họ đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.

Hai là, để khắc phục sự lúng túng trong việc uỷ quyền của chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp cho Chánh thanh tra cùng cấp cũng như việc nâng cao hiệu lực pháp lý của quyết định theo cơ chế uỷ quyền này, thì vấn đề đặt ra: Một mặt, các cơ quan có thẩm quyền phải sớm ban hành các văn bản hướng dẫn tiếp theo một cách cụ thể hơn cho việc uỷ quyền như: quy định trình tự, thủ tục thực hiện việc uỷ quyền, thể thức văn bản uỷ quyền ra quyết định giải quyết, thể thức quyết định khiếu nại được uỷ quyền , trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện sau khi được uỷ quyền... Mặt khác, cần nghiên cứu sửa đổi, mở rộng thẩm quyền của chánh thanh tra cấp huyện, cấp tỉnh theo hướng có thẩm quyền trực tiếp giải quyết các khiếu nại không phức tạp mà uỷ ban nhân dân cấp dưới đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.

b) Tiếp tục sửa đổi, hoàn chỉnh pháp luật về khiếu nại, tố cáo theo hướng chuyển dần giải quyết khiếu nại sang xét xử tại toà án hành chính.

Những vấn đề về thẩm quyền xét xử của toà án hành chính và điều kiện để thụ lý giải quyết theo con đường toà án và cơ chế tài phán hành chính cũng là một trong số những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng Tòa án hành chính hiện nay còn ít việc. Do vậy, cùng với việc bổ sung, hoàn chỉnh các quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính của cơ quan nhà nước, cũng cần phải nghiên cứu chuyển dần giải quyết khiếu nại hành chính sang toà án hành chính theo hướng: Thứ nhất, mở rộng thẩm quyền của toà án hành chính, không chỉ bó hẹp thẩm quyền như quy định trong 9 vấn đề của Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính hiện nay; Thứ hai, quy định chỉ giải quyết khiếu nại lần đầu ở các cơ quan hành chính, nếu khiếu nại không chấm dứt phải chuyển sang xét xử tại toà án hành chính; Ba là, sửa đổi điều kiện để đơn khiếu nại được thụ lý đơn giản hơn, tạo điều kiện cho người khởi kiện trước toà theo hướng cải cách thủ tục hành chính.Thứ tư, tăng cường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từ đó chuyển dần giải quyết tranh chấp đất đai sang giải quyết tại toà án theothủ tục tố tụng của Toà án hành chính để "giảm áp lực" về khiếu nại, tố cáo đối với các cấp chính quyền và bảo đảm giải quyết dứt điểm các tranh chấp về đất đai.

Để làm tốt chức năng giải quyết các vụ án hành chính, theo chúng tôi, việc xây dựng một cơ chế tài phán hành chính đơn giản, hiệu quả là cần thiết. Việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính trực thuộc Chính phủ là điều chúng ta nên cân nhắc. Hệ thống Toà án nhân dân vẫn có

vai trò trong việc giải quyết các vụ án hành chính nhưng chỉ ở cấp giám đốc thẩm và chỉ tập trung vào những vấn đề tố tụng hơn là vấn đề thuộc về nội dung chuyên môn.

c) Hoàn thiện vấn đề xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng:

Để đảm bảo hiệu lực và tính khả thi của quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, Luật khiếu nại, tố cáo cần sửa đổi , bổ sung những vấn đề sau:

+ Quy định cụ thể hơn về thời hạn, thủ tục tiến hành xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đồng thời kèm theo chế tài trách nhiệm khi người có trách nhiệm không thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ công việc xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thuộc trách nhiệm của mình.

+ Bổ sung vào Khoản 15, Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo về thời điểm giải quyết khiếu nại cuối cùng có hiệu lực pháp luật là thời điểm nào để tiện cho việc đôn đốc , giám sát, thi hành quyết định đó.

+ Bổ sung thêm cơ chế tiếp nhận tín hiệu từ phía nhân dân về việc phát hiện vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết khiếu nại và ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của cơ quan nhà nước. Đây là những thông tin rất quan trọng, giúp nhà nước kịp thời phát hiện những sơ hở, sai lầm, nhanh chóng khắc phục và sửa chữa; là điều kiện hạn chế phát sinh khiếu nại.

+ Nghị định cũng cần có hướng dẫn cụ thể về những vụ, việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng nhưng vẫn còn khiếu nại , khi người khiếu nại cho rằng quyết định đó là trái pháp luật .

Ngoài ra vai trò của đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân cũng là vấn đề đang đặt ra cấp bách hiện nay. Thực tế cho thấy khi lợi ích bị xâm phạm, phản ứng tự nhiên của mỗi người dân là đề nghị đại biểu của mình cứu giúp. Tuy nhiên, với qui định của hệ thống pháp luật hiện hành, các đại biểu của dân không làm được gì hơn ngoài việc kính gửi và đề nghị giải quyết. Nhiều quan chức hành chính thậm chí không chịu trả lời thư của các đại biểu và việc khiếu kiện của dân thường không được giải quyết. Theo chúng tôi, việc thành lập cơ quan thanh tra Quốc hội là rất cần thiết để giúp Quốc hội giám sát các

cơ quan hành chính và đảm bảo việc giải quyết các khiếu nại của người dân như nhiều nước đang làm hiện nay [23, tr.38 ].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay doc (Trang 95 - 99)