e) Về thủ tục giải quyết khiếu nại:
2.2.2.1. Quyền và nghĩavụ của người tố cáo:
Do tính chất của tố cáo khác với khiếu nại, nên quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được Luật khiếu nại, tố cáo qui định dựa trên những nguyên tắc khuyến khích và tạo điều kiện để họ thực hiện quyền tố cáo một cách tốt nhất, đồng thời người tố cáo có trách nhiệm về lời tố cáo của mình. Tại Điều 57 Luật khiếu nại, tố cáo qui định: "Người tố cáo có quyền gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; có quyền yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình; có quyền yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo và có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.
Đi đôi với quyền đó, người tố cáo có các nghĩa vụ: phải trình bày trung thực về nội dung tố cáo; phải nêu rõ tên họ, địa chỉ của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
Người tố cáo thực hiện quyền tố cáo của mình chính là để phát hiện cho Nhà nước hành vi trái pháp luật, thể hiện trách nhiệm của người công dân vì lợi ích chung. Do đó, Nhà nước trước hết phải quan tâm bảo vệ người tố cáo. Và Luật cũng qui định quyền của người tố cáo là "được yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình". Tại Điều 72 Luật khiếu nại, tố cáo qui định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo phải giữ bí mật cho người tố cáo; không được tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và các thông tin khác có hại cho người tố cáo". Trên thực tế, có trường hợp khi phát hiện được người tố cáo, người bị tố cáo đã tìm cách trả thù, đồng thời tìm mọi thủ đoạn để chạy tội hòng che dấu hành vi sai trái của mình. Hành vi trả thù nhiều khi còn tinh vi, xảo quyệt, cũng có khi trắng trợn, dã man. Do vậy, Luật qui định trách nhiệm từ phía nhà nước: "trong trường hợp cấp thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp
thời hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tố cáo khi họ yêu cầu".
Để tránh tình trạng tố cáo vì mục đích cá nhân mà người tố cáo không trung thực, thêm thắt, bịa đặt để làm hại người bị tố cáo hoặc do thiếu thông tin, nhận thức chưa đầy đủ mà tố cáo không hoàn toàn chính xác. Luật đã qui định "người tố cáo phải trình bầy trung thực về nội dung tố cáo" và "chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật của mình". Tuy nhiên, Luật qui định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo vẫn còn chung chung, mang tính nguyên tắc, chưa thể hiện rõ nét mức độ khuyến khích mọi người tham gia tố cáo để giúp cho Nhà nước phát hiện nhiều hành vi tiêu cực, tham nhũng, thậm chí đến mức độ tội phạm để có biện pháp xử lý kịp thời, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Mặt khác, trên thực tế việc giữ bí mật cho người tố cáo từ phía Nhà nước khi nhận được thông tin tố cáo còn rất hạn chế, thường bị tiết lộ (mặc dù người tố cáo đã có yêu cầu không tiết lộ). Do vậy, tâm lý sợ trả thù, trù úm sau khi tố cáo còn phổ biến. Từ đó dẫn tới tình trạng "biết mà không dám nói " vì "sợ trả thù" hoặc nói thì ở hình thức gửi thư nặc danh..., gây khó khăn cho Nhà nước: một là, không nắm được thông tin; hai là, rất khó xác định, điều tra, xác minh độ chính xác của thông tin tố cáo.
Do vậy, Luật cần qui định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ người tố cáo theo xu hướng khuyến khích mọi người phát hiện và thông báo cho cơ quan nhà nước về hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Chẳng hạn mở ra nhiều hình thức thuận lợi cho việc tố cáo, cung cấp thông tin ở mọi nơi, mọi lúc. (Xin sẽ đề cập ở phần giải pháp)