khiếu nại, tố cáo của công dân.
Pháp luật là công cụ, phương tiện thực hiện ý chí của Nhà nước, có tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội. Vì thế, những quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân cùng với những thiết chế nhằm thực hiện và bảo vệ các quyền đó trong Hiến pháp và pháp luật, cũng bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải nghiêm chỉnh thi hành, kể cả các cơ quan , tổ chức, công chức nhà nước. Mặt khác, tính sắc bén của pháp luật trong việc thực hiện và bảo vệ quyền khiếu
nại, tố cáo của công dân còn thể hiện ở chỗ các quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng bộ máy, cách thức tác động của Nhà nước, khi cần thiết, Nhà nước có thể sử dụng những biện pháp cưỡng chế trên cơ sở tiến hành các biện pháp giáo dục thuyết phục đảm bảo cho nội dung quyền, nghĩa vụ của công dân và những lợi ích hợp pháp của họ được thực hiện và được bảo vệ. Hơn nữa, nhờ vào pháp luật mà các cơ quan bảo vệ pháp luật tiến hành những hoạt động nghiệp vụ mà mọi hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đều bị phát hiện và xử lý.
Xét về mặt hiệu quả, pháp luật là thước đo công lý, lấy lại sự công bằng, tạo ra mối quan hệ bình đẳng giữa công dân với cơ quan, chính quyền nhà nước.
Vì lẽ đó, pháp luật với tư cách là công cụ pháp lý cơ bản, riêng có của Nhà nước sẽ tác động, tổ chức, điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong xã hội , hướng tới mục tiêu chung là thực hiện, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Thông qua pháp luật, nhờ những thuộc tính của pháp luật, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện một cách nhanh chóng, có hiệu quả trên qui mô toàn xã hội. Không có công cụ, phương tiện nào có được lợi thế như pháp luật trong việc tổ chức, quản lý xã hội cũng như trong việc thực hiện, bảo vệ quyền con người, quyền công dân nói chung, và quyền khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng một cách có hiệu lực vsf hiệu quả.