tố cáo của công dân:
Vai trò quan trọng hàng đầu của pháp luật trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được thể hiện trong mối quan hệ giữa pháp luật và các điều kiện đảm bảo khác (như điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục...). Các điều kiện này phải thông qua pháp luật, thể hiện dưới hình thức pháp luật mới trở thành giá trị xã hội ổn định, được hiện thực hoá trên qui mô toàn xã hội. Và chỉ có như vậy, các điều kiện đó mới phát huy được vai trò của mình trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
Chẳng hạn về phương diện chính trị: đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo độc lập dân tộc gắn với Chủ nghĩa xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội.v.v... thì phải được thể chế hoá trong Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp qui định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, qui định về tính chất và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội... Đó chính là cơ sở pháp lý để xây dựng một xã hội có cơ cấu tổ chức và chế độ chính trị hướng đích tôn trọng các quyền con người, bảo vệ và thực hiện các quyền con người, quyền công dân trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo của công dân .
ở nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam là "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" [ 4, tr.14 ]. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết bảo đảm Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân; xây dựng nền dân chủ, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo tiền đề, điều kiện đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân. Cương lĩnh, đường lối, chính sách, các nghị quyết của Đảng muốn trở thành hiện thực phải được thể chế hoá thành pháp luật. Như vậy, trong điều kiện Đảng cầm quyền, pháp luật trở thành phương tiện hữu hiệu chuyển tải đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, cũng có nghĩa là bảo đảm vai trò chủ đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội.
Vì thế, điều kiện đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân phải được định hình trong pháp luật, biểu hiện dưới hình thức pháp luật mới trở thành hiện thực và có hiệu lực đối với toàn xã hội .
Xây dựng hệ thống chính trị dân chủ trong đó có Nhà nước pháp quyền đều phải thông qua những qui định cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật. Phát triển kinh tế tạo cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện và nâng cao chất lượng quyền con người là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo thực hiện tốt quyền công dân, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Nhưng muốn phát triển kinh tế phải có đường lối chính sách, cơ chế quản lý kinh tế đúng đắn và phải được cụ thể hoá trong pháp luật. Pháp luật tạo khuôn khổ, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát huy tiềm năng, đảm bảo nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hạn chế được các mặt tiêu cực của cơ chế này, gắn việc phát triển kinh tế với thực hiện các chính sách xã hội, bảo vệ môi trường, gìn giữ truyền thống và bản sắc dân tộc; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Chính vì thế, muốn phát triển kinh tế, Nhà nước phải quản lý kinh tế bằng pháp luật. Bên cạnh đó, những nội dung thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân về kinh tế cũng đòi hỏi phải được qui định bằng pháp luật, được điều chỉnh bằng pháp luật ngay trong quá trình phát triển kinh tế .
Đường lối phát triển văn hoá, giáo dục, nâng cao dân trí cũng phải được thể chế hoá trong hệ thống pháp luật đảm bảo cho con người được phát triển tự do và toàn diện. Pháp luật qui định, tạo điều kiện cho công dân được học tập, nâng cao kiến thức về nhiều mặt; đồng thời pháp luật tạo ra khuôn khổ, môi trường của nền văn hoá, giáo dục mới, vừa tiếp thu tinh hoa của nền văn minh nhân loại, vừa gìn giữ và phát huy bản sắc, truyền thống dân tộc. Mặt khác, thực hiện và bảo vệ các quyền đó trên thực tế, Nhà nước đã đưa ra những qui định để công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ và những hành vi vi phạm đó phải được xử lý bằng pháp luật. Pháp luật cũng có vai trò giáo dục mạnh mẽ đối với các thành viên xã hội, góp phần hình thành văn hoá pháp lý ở mỗi công dân và trong toàn xã hội, làm cho mọi người hiểu, biết pháp luật, sống và làm theo pháp luật, biết bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình bằng pháp luật, biết tôn trọng quyền và lợi ích của người
khác, kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật làm thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, tổ chức, xã hội.
Tóm lại, xây dựng chế độ chính trị dân chủ, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, nâng cao dân trí là điều kiện đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân nói chung, quyền khiếu