Sửa đổi, bổ sung các qui định pháp luật để đảm bảo thực hiện tốt hơn quyền

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay doc (Trang 93 - 95)

e) Về thủ tục giải quyết khiếu nại:

3.2.3.1.sửa đổi, bổ sung các qui định pháp luật để đảm bảo thực hiện tốt hơn quyền

của người khiếu nại trên thực tế cần thực hiện các nội dung sau:

Một là, cần mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật khiếu nại, tố cáo. Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành chỉ mới điều chỉnh việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước. Trên thực tế, ngoài các cơ quan hành chính, các cơ quan nhà nước khác, cơ quan văn phòng Quốc hội, văn phòng Chủ tịch nước, các tổ chức chính trị-xã hội... trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước cũng có những việc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức mình làm phát sinh khiếu nại. Mặt khác, việc làm của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng phát sinh các khiếu nại (qua tổng kết cho thấy trên 20% số đơn thư mà các cơ quan hành chính nhà nước nhận được là các khiếu nại trong hoạt động tư pháp). Vì vậy, tại Khoản 1 Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo nên mở rộmg đối tượng bị khiếu nại "qui định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân có thẩm quyền trong quan nhà nước, tổ chức xãhội mà người khiếu nại cho là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình"

Đồng thời tại Khoản 10, Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo và Điểm1, Khoản 3, Điều 1 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính nên sửa lại khái niệm quyết định hành chính như sau: "quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính". Khoảm 11, Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo và Điểm 2, Khoản 3, Điều 1 Nghị định 67/1999/NĐ-CP nên sửa lại khái niệm hành vi hành chính như sau: "hành vi hành chính là hành vi của cơ quan nhà nước, của người có thẩm quyền trong quan nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong lĩnh vực quản lý hành chính". Vì nếu định nghĩa theo Luật khiếu nại, tố cáo 1998 tại Khoản 10 Điều 2, Quyết định hành chính chỉ là: "quyết định bằng văn bản của một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản

lý hành chính", khái niệm này quá hẹp, chỉ giới hạn phạm vi điều chỉnh ở những quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, chưa đầy đủ với ý nghĩa thực tiễn của nó và vì trên thực tế, chức năng, nhiệm vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước đến đâu thì ở đó đều có thể tiềm tàng khả năng phát sinh khiếu nại. Khiếu nại có thể phát sinh trên tất cả các lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước trong nội bộ Nhà nước của các cơ quan nhà nước. Như đã nói trên, ở đây chỉ lưu ý một số dạng khiếu nại hoặc có tính chất như khiếu nại mà liên quan đến điều lệ hoạt động của các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các hội hiệp hay những vụ việc xảy ra trong quan hệ dân sự mà không có sự tác động của quyết định hành chính do cơ quan nhà nước ban hành thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước.

Hai là, vấn đề người đại diện, Luật khiếu nại, tố cáo chưa qui định. Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/1999/NĐ-CP thì có qui định "....trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì phải theo qui định tại Điều 2 của nghị định này...", ở Điều 2 của Nghị định chỉ qui định: "công dân là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thông qua người đại diện theo pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại; khi thực hiện việc khiếu nại, người đại diện phải có giấy tờ chứng minh với cơ quan nhà nước về việc đại diện hợp pháp của mình", ở đây rõ ràng Luật khiếu nại, tố cáo và Nghị định chưa hề nói người đại diện hợp pháp là người có tiêu chuẩn như thế nào, theo luật nào? Do vậy cần bổ sung vào Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 67/1999/NĐ-CP là: "công dân là người chưa thành niên...không làm chủ được hành vi của mình thì thông qua người đại diện hợp pháp theo qui định của bộ Luật dân sự để thực hiện quyền khiếu nại...." bởi vì Bộ Luật dân sự có thể coi là luật chung của các ngành luật nên các qui định điều chỉnh những vấn đề có liên quan cần tuân theo nguyên tắc chung của Bộ luật này để từng bước hoàn htiện tính đồng bộ của cả hệ thống pháp luật ở nước ta.

Ba là, tại Khoản 2 và Khoản 5 của Điều 5 Nghị định số 67/1999/NĐ-CP qui định: cơ quan nhà nước khi nhận được đơn khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết cùng với việc trả lại các giấy tờ, tài liệu có liên quan (nếu là bản gốc). Qui định này trên thực tế nhiều cơ quan không làm được, hơn nữa, có cơ sở nào để xác nhận việc cơ quan đó đã làm thủ tục thông báo cho người khiếu nại nhưng bị thất lạc, với việc cơ quan đó không làm việc

thông báo. Do vậy để qui định này có tính khả thi, Luật phải qui định rõ cơ chế kiểm tra trách

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay doc (Trang 93 - 95)