Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là yêu cầu cần thiết khách quan trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay doc (Trang 33 - 37)

thiết khách quan trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay:

Nhà nước pháp quyền mà chúng ta đang xây dựng là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, sứ mệnh của Nhà nước là phục vụ lợi ích của nhân dân. Trong mối quan hệ với công dân, Nhà nước là sự đảm bảo quan trọng nhất, quyết định nhất, đối với các quyền tự do dân chủ của công dân, đặc biệt là quyền khiếu nại, tố cáo. Sự đảm bảo ấy (như đã nói ở phần tiết 1.2) được thể hiện trên tất cả các

phương diện từ tổ chức, kinh tế, tư tưởng đến pháp lý. Trong đó đảm bảo pháp lý là quan trọng nhất.

Do vậy, việc xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta mà việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân không chỉ là mục tiêu lâu dài mà còn là một phương thức, phương pháp rất cơ bản để lôi cuốn đông đảo nhân dân vào sự nghiệp xây dựng đất nước và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Đó cũng là một phương pháp, phương thức cơ bản, cấp bách để tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh chống tiêu cực, nhằm làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở nước ta, đặc biệt là góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh - mà thực chất là Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam .

Việc đảm bảo về pháp lý quyền khiếu nại, tố cáo của công dân nói chung, hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng vừa thể hiện bản chất Cách mạng, bản chất nhân dân và tính ưu việt của Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là sự khởi đầu để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của Nhà nước và củacơ quan, tổ chức.

Từ những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền như trên, muốn xây dựng một Nhà nước pháp quyền trong điều kiện ở nước ta hiện nay, vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là một yêu cầu tất yếu. Bởi vì, một trong những nội dung cơ bản của Nhà nước pháp quyền là pháp luật, trước hết Hiến pháp và các đạo luật, phải giữ vị trí tối cao; tính lập hiến phải trở thành nguyên tắc quan trọng của các thể chế, tổ chức, chính sách và toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung, của từng văn bản pháp luật nói riêng. Chỉ có trên cơ sở đó chúng ta mới có thể định ra được một hệ thống thể chế, tổ chức, chính sách và pháp luật đồng bộ, ổn định tạo thành môi trường pháp lý và thể chế thống nhất cho các hoạt động của toàn xã hội - trong đó có hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nước. Pháp luật đó phải có chất lượng tốt cả về luật nội dung cũng như luật về thủ tục, nghĩa là pháp luật phải thể hiện đúng đắn ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, là đại lượng phổ biến và công bằng nhất, có tác dụng thúc đẩy tiến bộ xã hội... Pháp luật đó phải được Nhà nước, nhân viên các cơ quan nhà nước, mọi người trong xã hội tôn trọng và nghiêm

chỉnh chấp hành. Pháp luật đó phải tôn trọng, bảo vệ các quyền và tự do cơ bản, các lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của con người, của công dân. Pháp luật đó phải qui định đúng đắn trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân trong mối quan hệ quyền lực, Nhà nước phải đảm bảo các quyền cơ bản của công dân, công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, cộng đồng và xã hội.

Trong Nhà nước pháp quyền, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân phải đi liền với việc đấu tranh không khoan nhượng với các biểu hiện độc tài, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và tham nhũng. Vì thế, hệ thống pháp luật nói chung, đặc biệt là pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân phải thể hiện là vũ khí sắc bén của Nhà nước, của công dân trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước.

Mặt khác, hoàn thiện pháp luật trong đó có pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là một việc làm có tính chất thường xuyên bởi, pháp luật chẳng qua chỉ là sự phản ánh dưới hình thức pháp lý các quan hệ xã hội. Những biến đổi xã hội, nhất là những biến đổi trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, tất yếu dẫn đến sự lỗi thời của pháp luật, đối với nước ta điều đó càng rõ nét. Công cuộc đổi mới đất nước từ đổi mới tư duy, đổi mới toàn diện đời sống xã hội đã thực sự là một quá trình cải biến Cách mạng, làm thay đổi toàn bộ diện mạo xã hội, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc, trong đó có Nhà nước, pháp luật. Quá trình đổi mới vẫn đang trên đà phát triển thì Nhà nước, pháp luật cũng phải được thường xuyên hoàn thiện. Ngược lại, mức độ hoàn thiện của pháp luật như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đổi mới, hoàn thiện Nhà nước. Nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VIII, việc hoàn thiện pháp luật, đặc biệt là pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân lại càng trở nên quan trọng. Bởi vì, một trong những quan điểm cơ bản hoàn thiện bộ máy nhà nước của Đảng ta trong thời giam tới là: "tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu qủa, cán bộ, công chức nhà nước thực sự là công bộc, tận tuỵ phục vụ nhân dân" [10, tr.41]. Nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ đảm bảo an toàn pháp lý cho công dân, nó trang bị cho công dân những quyền cơ bản, những cơ sở pháp luật để công dân có thể trở thành người chủ tham gia vào quản lý xã hội và kiểm soát hoạt động của Nhà nước, chống lại chuyên quyền, chống lại những biểu hiện coi thường pháp luật, vi phạm pháp luật. Đó là những yếu tố, những tiền đề cơ bản để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể.

Pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là công cụ pháp lý quan trọng đối với công dân, nó có ý nghĩa quan trọng đối với Nhà nước pháp quyền. Hướng về con người là mục tiêu của Nhà nước pháp quyền, là ý tưởng cao cả của cuộc đấu tranh giải phóng con người. Để cho mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được phát hiện, và bị xử lý, Nhà nước phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến từ nhân dân; tôn trọng, bảo đảm quyền khiếu nại - quyền tự vệ hợp pháp của công dân. Cũng từ đó giá trị của Nhà nước pháp quyền, quyền công dân, quyền con người được đảm bảo. Thông qua khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà nước thấy được tiếng nói của nhân dân từ cơ sở, thấy được sự phản ánh về chính bản thân mình; thông qua khiếu nại, tố cáo công dân có thể thực hiện quyền tự bảo vệ mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật. Do vậy có thể nói rằng tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, trong việc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thì việc hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là sự cần thiết khách quan. Bởi lẽ, một là: thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là công dân thực hiện quyền tự vệ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của Nhà nước, của tập thể. Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, nó phản ánh giá trị dân chủ, mà dân chủ là mục tiêu cũng như nền tảng cơ bản của Nhà nước pháp quyền. Hai là: việc công dân sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước thông qua công cụ, phương tiện pháp luật đối với bất kì vi phạm pháp luật nào mà trước hết là những vi phạm pháp luật của bản thân cơ quan hành chính nhà nước, vốn là nơi thực hiện quyền cai trị, áp đặt các mệnh lệnh, các đòi hỏi đối với công dân. Điều đó thể hiện tính tối cao của pháp luật. Mọi vi phạm pháp luật đều bị xem xét, xử lý, không loại trừ một ai - dù đó là vi phạm của bản thân Nhà nước. Ba là: ý nghĩa sâu rộng của khiếu nại, tố cáo là công dân phát hiện, báo động cho Nhà nước về những hạn chế của cơ chế chính sách, pháp luật khiếm khuyết của bộ máy nhà nước, những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức để Nhà nước kịp thời xử lý, sửa đổi, làm cho bộ máy nhà nước ngày một trong sạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn. Đó cũng là một trong những điều kiện đảm bảo từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.

Thực trạng pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ở nước ta hiện nay

Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là một quyền chính trị - pháp lý, nó được xây dựng và đảm bảo thực hiện bởi một chế độ Nhà nước, một cơ chế quyền lực của bộ máy Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, do đó, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân luôn luôn được chú ý và phát huy theo tiến trình lịch sử của Cách mạng Việt Nam và được qui định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật của nước ta.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay doc (Trang 33 - 37)