Kiến nghị với Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu 189 Đổi mới quản lý vốn tự có tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các Ngân hàng Thương mại Cổ phần TP.HCM (Trang 184 - 187)

- Thứ tư, kết quả giám sát, đánh giá phải phù hợp với mức rủi ro chung của ngành, của khu vực và cả nền kinh tế, phải phù hợp với khả năng giới hạn của thị

3.4.1. Kiến nghị với Nhà nước Việt Nam.

Để giảm bớt rủi ro cho các NHTMCP trong quá trình thực thi đổi mới quản lý vốn tự cĩ, luận án kiến nghị Nhà nước cần sớm bổ sung và hồn thiện hệ thống văn

bản pháp luật liên quan đến quản lý vốn tự cĩ theo hướng phù hợp với việc thực hiện các cam kết quốc tế và gia nhập WTO, cụ thể đề nghị áp dụng:

Luật trung thực trong cho vay, quy định các khoản chi phí tác nghiệp và phí tổn tính cho khách hàng phải trên cơ sở thực tế phát sinh, đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với các điều kiện chất lượng phục vụ. Hiện nước ta chưa cĩ các quy định về mặt bằng này, việc đánh đồng tỷ lệ lợi nhuận biên tế trong khoảng 0,15 – 0,30%/tháng mà khơng phân biệt khác nhau về quy mơ hoạt động, về điều kiện kinh doanh,.. đã mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho một số ngân hàng đặc quyền, đồng thời cũng giết chết cơ hội phát triển của các ngân hàng nhỏ;

Luật cơ hội tín dụng cơng bằng, quy định khơng được phân biệt đối xử giữa quyền lợi ngân hàng với quyền được chất vấn của khách hàng. Các ngân hàng phải cơng khai, minh bạch hoạt động ở những mức độ cĩ thể nhằm làm giảm bớt các hiện tượng thao túng, cửa quyền đem lại lợi ích chung cho xã hội. Đây là nguyên nhân khiến thị trường sản phẩm tín dụng bị bĩp méo, rủi ro đạo đức phát sinh;

Luật quảng cáo tín dụng, quy định cụ thể các giới hạn trong các biện pháp marketing, quảng cáo, chiêu thị để thu hút khách hàng và phạm vi được quảng bá thương hiệu nhằm giảm bớt rủi ro trong việc kiểm sốt chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp và tránh cho khách hàng cĩ một cách nhìn sai lệch;

Luật báo cáo tín dụng trung thực, quy định các báo cáo của ngân hàng phải được sự xác nhận từ các cơ quan kiểm tốn cĩ uy tín cả ở trong và ngồi nước, ý kiến của cơ quan quản lý giám sát từ xa. Các báo cáo phải được sự xác nhận của hệ thống kiểm sốt, thanh tra nội bộ của các Hiệp hội chất lượng ngành nghề, các tổ chức đánh giá chất lượng quốc tế mà ngân hàng là hội viên. Mục tiêu nhằm tạo sự ràng buộc trách nhiệm cuối cùng để cĩ biện pháp chế tài kịp thời khi phát hiện ra những sai lệch trong các báo cáo tín dụng của các ngân hàng;

Luật cho vay tiêu dùng và cho thuê leasing, quy định giới hạn quy mơ cho vay tiêu dùng khơng được vượt quá khả năng thu nhập của khách hàng. Hiện thị trường này phát triển khá mạnh do chính sách kích cầu của Chính phủ, cùng với sự phát triển nhanh chĩng của các cơng cụ thẻ tín dụng, các máy ATM, hệ thống ngân hàng bán lẻ, cạnh tranh,.. Nếu tỷ trọng cho vay vượt quá mức so với các danh mục khác sẽ biến thành tổn thất khi tăng trưởng kinh tế chậm lại. Bài học những năm 95 – 96 vẫn cịn nhưng hiện vẫn chưa cĩ những quy tắc ràng buộc;

Luật tái đầu tư cộng đồng, nhằm gắn trách nhiệm xã hội với sự phát triển kinh tế của cộng đồng cần quy định các ngân hàng phải dùng vốn được bổ sung từ lợi nhuận để tiếp tục mở rộng đầu tư tại địa bàn hoạt động. Hiện phần lớn các tỉnh nhỏ đều được xem như là nơi cung ứng đầu vào thuần túy, sự khai thác quá mức khiến tiềm lực phát triển của một số địa phương nhanh chĩng bị cạn kiệt;

Hồn thiện các luật lệ liên quan đến phát hành cổ phiếu,bổ sung điều chỉnh việc mua cổ phần ở các TCTD trong nước của các NHNNg, sớm ban hành Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 144 ngày 28/11/2003 theo hướng mở rộng đối tượng tham gia giao dịch trên TTCK đối với các tổ chức tài chính như bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện. Ban hành mới quy định về phát hành trái phiếu, cổ phiếu DNNN, chỉnh sửa lại quyết định 30/03/QĐ-TTg ngày 11/3/2003 và 149/03/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 về việc gĩp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi. Đối với Nghị định 38/03/NĐ-CP cho cơng ty cĩ vốn nước ngồi bán cổ phiếu nên quy định cho phép nhà đầu tư được rút vốn và lợi nhuận chính đáng từ thực lực;

Sớm xây dựng Luật doanh nghiệp thống nhất mới, theo hướng bãi bỏ những hạn chế về điều kiện kinh doanh đưa ra quy định hình thành một cơ chế quản lý hiệu quả cho các chủ thể kinh doanh được cạnh tranh bình đẳng, hạn chế các tiêu cực trong hoạt động đầu tư tạo điều kiện giảm chi phí và tăng thu lợi nhuận, đổi lại quản lý chặt chẽ các điều kiện đầu vào bằng quản lý hậu kiểm nghiêm ngặt;

Sửa đổi lại luật ngân hàng và các luật khác cĩ liên quan, trong đĩ cần quy định cụ thể hơn về đạo đức kinh doanh và trích lập quỹ dự phịng, trách nhiệm xã hội của cán bộ nhân viên ngân hàng trong chấp hành luật. Tập trung hơn vào vấn đề đảm bảo sức khỏe tài chính, sự an tồn cho khách hàng, sự tin cậy của hệ thống bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm tiền gửi. Bổ sung thêm các vấn đề mới phát sinh trong sử dụng máy ATM, sử dụng thẻ, quản lý, thế chấp, tín chấp, thẩm định, kiểm sốt, hợp tác đầu tư, tiếp thị, thương hiệu...;

Xây dựng chương trình sửa đổi luật, nghị quyết phù hợp với các cam kết với WTO, mở rộng phạm vi điều chỉnh bao hàm các hoạt động thương mại phù hợp với tính chất đa dạng và phong phú của hội nhập. Đưa ra những nội dung khái niệm cụ thể chuyên sâu, các quy định phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại cũng như pháp luật, tập quán thương mại quốc tế. Các quy định cần phải rõ ràng dễ áp dụng vào cuộc sống và khơng cĩ sự chồng chéo mâu thuẫn với các quy định và các luật khác;

Kèm theo các văn bản quy định khác, quy định về vốn chủ sở hữu phải dựa trên cơ sở rủi ro, như các luật: Luật bảo hiểm tiền gửi, Luật quy trình giao dịch thanh tốn bất động sản, Luật cơng khai thế chấp nhà ở,... Hiện các văn bản này hầu như chưa cĩ hoặc cĩ nhưng ở trình độ pháp lý thấp và cĩ nhiều bất cập, mức chế tài kém, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra những rủi ro nợ đọng hiện nay.

Một phần của tài liệu 189 Đổi mới quản lý vốn tự có tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các Ngân hàng Thương mại Cổ phần TP.HCM (Trang 184 - 187)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)