Giai đoạn từ năm 1988 đến năm

Một phần của tài liệu 189 Đổi mới quản lý vốn tự có tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các Ngân hàng Thương mại Cổ phần TP.HCM (Trang 34 - 36)

- Nguồn vốn bổ sung, hay cịn gọi là vốn thứ cấp, các NHTM cĩ thể lập các khoản vốn bổ sung sau tùy vào sự cho phép của cơ quan giám sát:

5- Giai đoạn từ năm 1988 đến năm

Năm 1988, Ủy ban Basel đưa ra một bộ quy tắc về yêu cầu vốn tự cĩ tối thiểu và quy chế khung vốn tự cĩ đầy đủ, bộ quy tắc này được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu các rủi ro căn bản hợp lý (theo phương pháp thống kê kinh nghiệm của Cooke). Năm 1992, bộ quy tắc này đã được đưa vào áp dụng tại các quốc gia G10 với mục đích ràng buộc các ngân hàng về những khoản ký gửi và cho vay nhạy cảm nhằm kiểm sốt các rủi ro tín dụng.

Quy tắc Basel quy định rõ tỷ lệ tài sản cĩ rủi ro cơ bản được tĩm tắt thành bốn loại tùy vào các khoản mục nằm trong hoặc ngồi BCĐTS, cụ thể: khơng cĩ rủi ro (0%), rủi ro thấp (20%), rủi ro vừa (50%); rủi ro tiêu chuẩn (100%). Basel cũng quy định áp dụng chi tiết cho từng giai đoạn và cụ thể theo từng loại vốn tự cĩ. Tuy áp dụng bắt đầu vào cuối năm 1990 nhưng ở giai đoạn đầu tiên Basel vẫn cho phép một số nước được hưởng một kỳ hạn nhất định để chuyển đổi. Nguyên

tắc chung “nếu rủi ro càng cao thì tổng tài sản cĩ được điều chỉnh rủi ro càng tăng và tỷ lệ vốn an tồn sẽ bị giảm thấp đi”.

Biểu (1.1): Quy định về tỷ lệ vốn tự cĩ tối thiểu của Basel I

Tỷ Lệ tối thiểu Khởi điểm 31/12/1990 31/12/1992 - Vốn cấp (I) - Tổng số vốn - Vốn cổ phần (RAA) 0 0 0 3,625% 7,250% 3,250% 4% 8% 4% (nguồn từ “BIS 1992”) [1]

Biểu (1.2): Quy định chi tiết áp dụng tỷ lệ vốn tự cĩ tối thiểu của Basel I

Tỷ Lệ tối thiểu Khởi điểm 31/12/1990 31/12/1992 - Vốn cấp (I) (trừ tài sản vơ hình)

- Vốn bổ sung cho vốn cấp (I)

Tổng hợp 0 Trừ Tối đa 25% Trừ Khơng bao gồm (nguồn từ “BIS 1992”) [1]

Đầu thập niên 1990, Ủy ban Basel lại bổ sung thêm cho đạo luật 1988 địi hỏi vốn tự cĩ của NHTM phải bao gồm cả rủi ro thị trường (áp dụng cho cả cơng ty chứng khốn). Năm 1991, Ủy ban hội thảo với các tổ chức mua bán chứng khốn quốc tế (IOSCO) phát triển khung quy định trên thành Basel-IOSCO;

Tháng 4/1993, sau một vài thất bại Ủy ban đã quyết định tách đạo luật tu chính năm 1988 ra khỏi Basel-IOSCO và yêu cầu để cĩ đủ vốn tối thiểu bù đắp cho các rủi ro thị trường liên quan, các NHTM phải chứng minh được các khoản vốn nắm giữ đối với các giá trị thương mại và các hoạt động hối đối cĩ rủi ro thị trường. Vốn sẽ được đánh giá dựa trên cơ sở áp dụng hệ số chuyển đổi VaR với tỷ lệ 95% trong phạm vi 10 ngày;

Tháng 4/1995, Ủy ban Basel cơng bố một chương trình rà sốt mới, địi hỏi vốn tối thiểu phải gắn với chức năng quản lý rủi ro và các quy định về an tồn mà ngân hàng hiện đang chấp nhận mạo hiểm. Nhằm tránh tai tiếng về sự lệ thuộc vào các hệ thống đo lường rủi ro Ủy ban đã mở rộng thêm giới hạn để xác

định rủi ro với tỷ lệ 99% trong phạm vi 10 ngày trên cơ sở lựa chọn ngẫu nhiên. Nhận thấy tác động của việc phân tán rủi ro trong phạm vi danh mục khơng được thể hiện qua danh mục tài sản cĩ, Ủy ban yêu cầu vốn cấp II phải làm thêm chức năng bù đắp cho cả rủi ro thị trường trên cơ sở giới hạn xác định trong phạm vi khơng quá 60 ngày;

Năm 1996, phát hiện các ngân hàng đi thuê mượn vốn thu được nhiều lợi nhuận khi khai thác các khiếm khuyết của hệ thống tỷ lệ rủi ro vốn chỉ trọng, điều này cĩ thể gây ra tổn thất gắn liền với các hình thức gian lận, rủi ro đạo đức,…. Ủy ban đã bổ sung thêm rủi ro hoạt động vào tiêu chuẩn tính vốn an tồn dựa vào các quy định trong mua bán chứng khốn. Ngồi ra, để mở rộng thêm định nghĩa vốn Ủy ban cũng đề nghị bổ sung thêm vốn cấp III bao gồm các khoản nợ phụ thuộc ngắn hạn được dùng chủ yếu nhằm bù đắp các rủi ro thị trường.

Một phần của tài liệu 189 Đổi mới quản lý vốn tự có tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các Ngân hàng Thương mại Cổ phần TP.HCM (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)