- Nguồn vốn bổ sung, hay cịn gọi là vốn thứ cấp, các NHTM cĩ thể lập các khoản vốn bổ sung sau tùy vào sự cho phép của cơ quan giám sát:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TỰ CĨ
2.2.2.1. Những chuyển biến theo các đặc trưng phát triển
Tình hình phát triển theo thời gian hoạt động.
Trước khi cơng bố Pháp lệnh ngân hàng, TP.HCM đã cĩ 3 NHTMCP đi vào hoạt động, sau khi pháp lệnh cĩ hiệu lực thành phố đã cĩ sự điều chỉnh lại và phát triển thêm một số NHTMCP mới. Từ khi cơng bố Luật TCTD đến nay thành phố cũng đã cĩ thêm một số ngân hàng mới được hình thành, nếu trừ các ngân hàng yếu kém bị phá sản hiện thành phố cĩ 15 NHTMCP. Mặc dầu TP.HCM là nơi diễn ra cạnh tranh khốc liệt nhất nhưng nhìn chung đại bộ phận các NHTMCP đều phát triển nhanh, khả năng cạnh tranh khá tốt. Bên cạnh sự thành cơng cũng cĩ khơng ít ngân hàng đã bị xem là cĩ vấn đề, bị tai tiếng phải đưa vào danh sách yếu kém cần quản lý đặc biệt hoặc đổi tên, thậm chí phải tuyên bố phá sản. Nhưng sau thời gian chấn chỉnh gần đây các NHTMCP TP.HCM đều cĩ những thay đổi khá rõ nét, hiệu quả cao, năng lực tài chính gia tăng, an tồn hoạt động được duy trì tốt hơn.
Tình hình phát triển theo điều kiện hình thành.
Xét về điều kiện hình thành các NHTMCP TP.HCM cĩ 3 nhĩm sau:
− Nhĩm (1), gồm các NHTMCP được thành lập trước khi cĩ pháp lệnh ngân hàng, như: Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Sài gịn cơng thương và Ngân hàng phát triển nhà,… Ra đời sớm với nguồn vốn chủ yếu từ Nhà nước, thực hiện chức năng chuyên doanh lại được sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ nên hoạt động của các NHTMCP này tương đối ổn định. Mặc dầu cĩ gặp một
ít trở ngại do cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành thiếu năng động, thiếu chiến lược tăng vốn dài hạn, mức độ tập trung cho thị trường chưa cao, cơng tác phát triển mạng lưới khơng được coi trọng,… nhưng hiện nay một số NHTMCP trong nhĩm này cũng đã tìm được vị thế của mình, trong đĩ Eximbank và Sài gịn Cơng thương là hai ngân hàng đang nằm trong nhĩm dẫn đầu của thành phố.
− Nhĩm (2), gồm các NHTMCP được thành lập mới hồn tồn theo tinh thần Pháp lệnh ngân hàng, như: Á Châu (ACB), Đơng Á (ECB),… Hình thành trong điều kiện thuận lợi nguồn vốn được gĩp phần lớn là của thể nhân nên bộ máy tổ chức gọn nhẹ, tính năng động cao, nghiệp vụ kinh doanh đa dạng và mới mẻ. Hiện các ngân hàng thuộc nhĩm này đang đẩy mạnh cơ cấu lại hoạt động, đổi mới cơng nghệ, phương thức quản lý, phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Hai ngân hàng trong nhĩm này hiện đang dẫn đầu các NHTMCP thành phố là Đơng Á và Á Châu. Thuận lợi lớn nhất của các ngân hàng này là số cổ đơng ít, năng lực điều hành và kinh nghiệm kinh doanh cao, chất lượng hoạt động ổn định, cĩ nhiều dịch vụ mới, thương hiệu bước đầu đã được khẳng định ở thị trường khu vực, nên mặc dầu cổ phiếu chưa niêm yết nhưng vẫn được các nhà đầu tư trong và ngồi nước rất quan tâm.
− Nhĩm (3), gồm các NHTMCP được hình thành trên cơ sở hợp nhất từ các HTXTD đơ thị, do là nhĩm chiếm số lượng lớn nên cĩ ảnh hưởng nhất định đến tình hình chung của các NHTMCP. Nhìn chung, các ngân hàng nhĩm này đều gánh chịu hậu quả từ khủng hoảng tín dụng năm 1989, nguồn vốn chủ yếu từ đĩng gĩp của các xã viên nên quy mơ vốn khá nhỏ, phần lớn đều cĩ khuynh hướng bảo thủ nên kinh doanh gặp nhiều khĩ khăn,... Gần đây, hầu hết các ngân hàng nhĩm này đều chú trọng đẩy mạnh tăng vốn và sắp xếp lại tổ chức. Ngồi một số bị phá sản, hầu hết đều đã tìm kiếm được lối đi mới và phát triển nhanh chĩng, cá biệt cĩ ngân hàng đã chiếm được vị thế dẫn đầu thị trường như Sacombank. Tuy cĩ số lượng cổ đơng lớn nhưng nhĩm này hiện cũng đang đối mặt với một số khĩ khăn là: năng lực yếu, vốn
manh múm, hoạt động mang tính mạo hiểm cao, đối tượng cho vay đa dạng nhưng khá nhạy cảm với những biến động thị trường.
Tình hình phát triển theo cấp độ vốn.
Bảng (2.12): Tình hình phát triển theo cấp độ vốn của các NHTMCP TP.HCM từ năm 2002-2006. (đvt: số đơn vị NHTMCP) Quy mơ vốn (tỷ đồng) Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 - Dưới 150 10 7 5 4 0 - Từ 150 – 300 5 6 6 6 3 - Từ 300 – 500 2 3 4 2 3 - Từ 500 – 1000 - - 1 3 5 - Trên 1000 - - 1 5 Tồn bộ 17 16 16 16 16
(nguồn dữ liệu: tổng hợp từ báo cáo của NHNN TP.HCM) [4]
Xét theo các yêu cầu tăng vốn của NHNN và hiệu năng quản lý đồng vốn đầu tư theo những cấp độ khác nhau, các NHTMCP phát triển theo 4 nhĩm:
− Nhĩm ngân hàng cĩ vốn dưới 300 tỷ, gồm 3 ngân hàng chủ yếu là các NHTMCP hình thành từ các HTXTD. Đặc điểm chung của các ngân hàng này là: phần lớn đều nằm trong tình trạng nợ đọng cao, niềm tin của cổ đơng thấp; Mức độ an tồn vốn thấp, khả năng bổ sung vốn và trích lập dự phịng kém do hiệu quả quản lý yếu, chi phí cao, lợi nhuận thấp; Nguồn vốn huy động chủ yếu dựa vào đi vay từ các ngân hàng khác; Khơng cĩ khả năng để đưa ra sản phẩm cạnh tranh; Khách hàng chủ yếu là cá nhân, cĩ nhu cầu vốn vay nhỏ, hiệu quả khĩ xác định nên tỷ lệ nợ quá hạn thường rất lớn. Với lãi suất đầu vào, đầu ra đều lớn, chi phí quản lý cao nên khi gặp rủi ro khả năng tổn thất cĩ thể xảy ra rất nhanh. Hiện hầu hết đều khơng cĩ đủ điều kiện để thu hút vốn từ các nhà đầu tư chiến lược;
− Nhĩm ngân hàng cĩ vốn từ 300 tỷ đến 500 tỷ, gồm 3 ngân hàng. Đây là các đơn vị đã cĩ nhiều thành cơng trong các hoạt động sáp nhập và hợp nhất, tuy nhiên do
nguồn vốn được hình thành từ giá trị hợp nhất được vật chất hố và đánh giá qua lợi thế thương mại nên giá trị thực rất thấp. Vì vậy tuy cĩ hệ thống phân phối khá tốt, phạm vi và đối tượng cho vay rộng, các ngân hàng nhĩm này cũng gặp nhiều khĩ khăn để khai thác hết được lợi thế sẳn cĩ. Đây cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng nhĩm này chậm đổi mới cơng nghệ, khĩ đưa ra được sản phẩm dịch vụ mới để tham gia cạnh tranh thị trường, cũng như khĩ hình thành được các mục tiêu chiến lược lâu dài, trong khi áp lực từ cổ đơng rất lớn. Hiện khả năng tăng vốn trong nước tuy cĩ hạn nhưng lại là các mục tiêu tiềm năng khá hấp dẫn đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngồi và các nhà đầu tư cá nhân. Nếu khơng cĩ mục tiêu chiến lược phát triển rõ ràng các ngân hàng này rất dễ bị trục lợi;
− Nhĩm ngân hàng cĩ vốn từ 500 tỷ đến 1.000 tỷ, gồm cĩ 5 ngân hàng, trong đĩ cĩ hai ngân hàng tương đối cĩ thực lực nhưng vì nhiều lý do khác nhau chưa muốn tăng vốn điều lệ là Đơng Á và Sài gịn cơng thương. Phần lớn các ngân hàng này đều cĩ nguồn vốn tự chủ tốt do được các cổ đơng lớn nắm giữ, do đĩ sức cạnh tranh khá mạnh, cĩ khả năng tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh cĩ lợi nhuận cao, tăng trưởng nhanh nhưng cũng khá nhạy cảm, như: địa ốc, xuất khẩu, bán lẻ,.... Bên cạnh nghiệp vụ cho vay các ngân hàng nhĩm này đều triển khai thêm các sản phẩm dịch vụ đặc thù cĩ ảnh hưởng nhất định đến thị trường, hầu hết đều rất quan tâm đến chiến lược đổi mới cơng nghệ, thay đổi cơ cấu hoạt động, một số khác đang nỗ lực để quốc tế hố nguồn vốn. Hiện tại rủi ro của các ngân hàng thuộc nhĩm này tuy thấp nhưng rủi ro tiềm tàng là rất lớn, do phần lớn tích sản thế chấp đều được định giá theo thị trường nhưng khả năng chứng khốn hố lại khơng cĩ, giá cả lại chịu sự chi phối của quá nhiều yếu tố. Tuy nhiên, hầu hết đều đang cĩ nhiều lợi thế để mở rộng liên kết, phát triển các nghiệp vụ chuyên doanh, đây là đối tựơng hiện đang thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư chiến lược;
− Nhĩm ngân hàng cĩ vốn trên 1.000 tỷ, hiện cĩ 5 ngân hàng, tuy nhiên khơng phải tất cả đều thuộc nhĩm ngân hàng mạnh, chất lượng cao. Trong số đĩ cĩ 2 ngân hàng là Phương Nam và An Bình vừa mới tăng vốn điều lệ lên trên 1.000 tỷ đồng chỉ trong năm 2006. Số cịn lại như: Sacombank, Á Châu, Eximbank mới thực sự được xem là cĩ thực lực. Bằng việc sớm quốc tế hố nguồn vốn, xây dựng cơ cấu cổ đơng mạnh, năng lực cao với chiến lược phát triển thích hợp các NHTMCP thuộc nhĩm này đã tạo được tốc độ tăng trưởng nhanh, sức cạnh tranh lớn, cĩ khả năng tham gia thị trường đa dạngï trong cả cho vay và dịch vụ. Với cơng nghệ quản trị hiện đại, hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp, danh mục đầu tư lớn, bằng các sản phẩm và phương thức hợp tác kinh doanh đa dạng các NHTMCP này hiện đang chiếm vị thế dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực dịch vụ bán lẻ. Tuy nhiên vốn và cơng nghệ vẫn chưa theo kịp với yêu cầu cạnh tranh quốc tế, cơ cấu tích sản và cơ cấu tài chính vẫn cịn chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro, hoạt động đầu tư cịn tập trung theo chiều rộng, kinh doanh cịn dựa quá nhiều vào các biện pháp kích thích tạm thời hơn là củng cố năng lực nội tại chú trọng đến đầu tư theo chiều sâu. Các NHTMCP thuộc nhĩm này cĩ đủ khả năng tham gia vào thị trường tài chính để phát triển thành những tập đồn ngân hàng. Riêng hai ngân hàng mới tăng vốn gần đây cũng cần cĩ thời gian để thực chứng, tuy nhiên đằng sau của việc tăng vốn quá nhanh cĩ thể chứa đựng rất nhiều nguy cơ rủi ro.