Hồn thiện cơ chế thanh tra, giám sát an tồn vốn.

Một phần của tài liệu 189 Đổi mới quản lý vốn tự có tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các Ngân hàng Thương mại Cổ phần TP.HCM (Trang 182 - 184)

- Thứ tư, kết quả giám sát, đánh giá phải phù hợp với mức rủi ro chung của ngành, của khu vực và cả nền kinh tế, phải phù hợp với khả năng giới hạn của thị

3.3.6. Hồn thiện cơ chế thanh tra, giám sát an tồn vốn.

Để nâng cao hiệu quả cơng tác giám sát, đảm bảo cơ chế thanh tra phù hợp với các nguyên tắc của Basel II, đề nghị chú ý hồn thiện các vấn đề sau:

- Tạo đủ nguồn lực để cán bộ giám sát cĩ thể hoạt động độc lập, phân định trách nhiệm cụ thể và mục tiêu rõ ràng, xây dựng khung pháp lý phù hợp về quyền hạn, quyền giải quyết, quyền được bảo vệ và được chia sẻ thơng tin;

- Mở rộng các quyền được chế tài như: quyền được đưa ra các tiêu chí và quyền bác đơn nếu phát hiện khơng đạt các yêu cầu về cơ cấu sở hữu, tổ chức nghiệp vụ, Ban giám đốc và cán bộ quản lý chủ chốt, kế hoạch kinh doanh và kiểm sốt nội bộ, dự báo tài chính tương lai, vốn cơ bản; Quyền được rà sốt và từ chối các đề xuất liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền kiểm sốt ngân hàng; Quyền được thiết lập các tiêu chí để rà sốt việc đảm bảo vốn đầy đủ cho các rủi ro liên quan đến việc lập thêm chi nhánh, thay đổi cơ cấu của ngân hàng;

- Sửa đổi, bổ sung các quy định vốn an tồn phù hợp, xác định rõ những khu vực của vốn phải gánh chịu rủi ro. Đánh giá các chính sách hoạt động, các thủ tục cho vay vốn, kiểm sốt vốn vay và hồ sơ đầu tư. Đánh giá chất lượng tài sản, tính thích hợp của các điều khoản chống thất thốt, quỹ dự trữ thất thốt khoản vay, cũng như việc xây dựng hệ thống quản lý thơng tin xác định các đối tượng vay và những hạn chế nghiêm ngặt khác nhằm tránh trường hợp tập trung quá đáng;

- Giám sát chặt chẽ chính sách kéo dài thời hạn đối với các khoản cho vay dựa trên điều kiện tự do “trong tầm tay” (arm’s – length) cũng như các chính sách và biện pháp xác định, giám sát, kiểm sốt, duy trì khoản dự trữ phù hợp đối với các rủi ro chuyển dịch trong các hoạt động cho vay và đầu tư quốc tế;

- Kiểm tra hệ thống đo lường giám sát, kiểm sốt và các biện pháp hạn chế đối với những khoản vốn cụ thể khi tiếp cận với các thị trường nhiều rủi ro. Đánh giá việc thiết lập qui trình quản lý rủi ro tổng thể phục vụ cho việc xác định, đo lường giám sát, kiểm sốt các rủi ro và duy trì vốn để ngăn ngừa các rủi ro;

- Đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ hiện tại với yêu cầu về tính chất và quy mơ hoạt động, như: phân bổ quyền hạn, trách nhiệm, phân định chức năng tham gia vào các hoạt động quỹ, kiểm tốn tài sản và thế chấp, đảm bảo tính an tồn cho các tài sản, cũng như việc chuẩn bị các biện pháp để đảm bảo cho việc tuân thủ các quy định, các luật lệ liên quan;

- Xem xét mức độ phù hợp giữa các chính sách thực tiễn và cơ chế hoạt động, cũng như việc chấp hành các quy định nghiêm ngặt về “hiểu rõ khách hàng của bạn” nhằm ngăn ngừa các hiện tượng phạm pháp cĩ thể xảy ra;

- Mở rộng các hình thức giám sát tại chỗ và khơng tại chỗ, kết hợp với các biện pháp thu thập rà sốt và phân tích các báo cáo, thống kê theo cả hình thức đơn lẻ và tổng hợp, cho phép chuẩn bị các biện pháp thẩm định độc lập các thơng tin giám sát, như: kiểm tra trực tiếp hoặc sử dụng kiểm tốn viên độc lập, thiết lập các chuyên gia giám sát tổng quát theo từng nhĩm ngân hàng;

- Duy trì cơ chế giám sát cả ở trạng thái tĩnh và trạng thái động. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn với những tiêu chí tham chiếu theo 4 nhĩm: các tỷ lệ an tồn tài chính, các điều kiện giao dịch, các quy tắc và tiêu chuẩn về bộ máy tổ chức, mục tiêu chính sách và mối quan hệ với chính sách tài chính;

- Tăng cường giám sát thơng tin buộc các ngân hàng phải cĩ hệ thống lưu trữ tài liệu phù hợp với các yêu cầu của chính sách kế tốn và cĩ những phương thức đơn giản cho phép mọi người dễ dàng tiếp cận các thơng tin về tài chính;

- Đẩy mạnh áp dụng biện pháp giám sát bắt buộc đối với các ngân hàng khơng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như tỷ lệ vốn tối thiểu, năng lực người

đứng đầu. Cĩ thể cho phép can thiệp khẩn cấp bằng cách thu hồi giấy phép hoạt động khi phát hiện cĩ hiện tượng vi phạm về thể chế hoặc khơng đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của người gửi tiền;

- Thực hiện giám sát các nghiệp vụ ngân hàng xuyên biên giới phù hợp với các thơng lệ cơ bản đối với các ngân hàng cĩ giao dịch quốc tế. Thiết lập quan hệ và mở rộng hệ thống trao đổi thơng tin, trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia giám sát ở các nước;

- Thúc đẩy các ngân hàng đổi mới cơ cấu tổ chức phù hợp, phân định trách nhiệm rõ ràng, tăng tính minh bạch và sự kiểm chứng của thị trường. Kiểm tra khả năng đảm bảo các nguồn lực thích hợp để sẵn sàng đối phĩ với rủi ro, như: về vốn tối thiểu, cơng tác quản lý tốt, hệ thống kiểm sốt, sổ sách kế tốn rõ ràng;

- Thường xuyên đánh giá lại các chính sách phương thức giám sát, đảm bảo phù hợp với những xu hướng và thay đổi trên từng thị trường và từng thời kỳ. Cần cĩ khung pháp lý linh hoạt tạo điều kiện cho các chuyên gia giám sát thực hiện những thay đổi này, cũng như cần cĩ khung pháp lý chuyên biệt để khuyến khích vật chất và bảo vệ sự an tồn cho các chuyên gia giám sát.

Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc của Basel là điều kiện cần thiết để thiết lập một hệ thống giám sát hiệu quả. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa cĩ nghĩa là đủ cho mọi trường hợp. Để cơ chế giám sát phù hợp với tính chất và loại rủi ro cĩ thể xuất hiện đề nghị cần bổ sung thêm các yêu cầu khác để đối phĩ cĩ hiệu quả hơn với các rủi ro và điều kiện cụ thể trong nước.

Một phần của tài liệu 189 Đổi mới quản lý vốn tự có tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các Ngân hàng Thương mại Cổ phần TP.HCM (Trang 182 - 184)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)