IMF, OECD, G7, G

Một phần của tài liệu 186 Đồng tiền chung Asean sự cần thiết phát triển khu vực (Trang 115 - 118)

IMF thực hiện báo cáo tổng quan đánh giá tình hình hàng năm (annual review) của mỗi thành viên bao gồm cả quốc gia phát triển và đang phát triển. Báo cáo này bao gồm những đánh giá về chính sách và điều kiện tài chính – tiền tệ, thị

trường vốn và thị trường tài chính, cán cân xuất nhập khẩu. Bên cạnh đĩ, đối với những nước nhận tài trợ từ IMF thì sẽ cĩ những báo cáo thường xuyên hơn. Tuy nhiên việc đánh giá chính sách của các nứơc nhận viện trợ từ IMF, như thoả thuận hỗ trợ (Stand – by Arrangment) hay trợ giúp ổn định cấu trúc (Enhanced Structral Adjustment facility) chẳng hạn, khơng được gọi là giám sát bởi các điều kiện thực thi nghiêm ngặt hơn áp lực ngang hàng. OECD cũng thực hiện báo cáo tổng quan hàng năm về các thành viên đều là nước phát triển. Báo cáo của IMF và OECD đều mang tính hệ thống, minh bạch trong việc soạn thảo, phê chuẩn dự liệu và cơng bố.

OECD cĩ một diễn đàn giám sát hiệu quả khác đĩ là nhĩm làm việc 3 (Working Party 3- WP3) trực thuộc Uỷ ban Chính sách kinh tế. WP3 gồm 10 ghế: G7, Hà Lan (với Bỉ), Thuỵ Điển (với Đan Mạch và Na Uy) và Thuỵ Sỹ. WP3 cũng xấp xỉ số thành viên của G10 (11 nứơc). Cả WP3 lẫn G10 đều cĩ sự tham gia của IMP và ECB. Các đại diện của Bộ tài chính và NHTW (thường là Thứ trưởng tài chính và phĩ thống đốc NHTW) sẽ họp kín bốn lần mỗi năm và khơng cơng bố kết quả ra cơng chúng. Những cuộc họp này diễn ra rất thẳn thắn và chi tiết về tình hình kinh tế của các khu vực chính (Bắc Mỹ, Nhật, EU).

Một diễn đàn khác cũng được tổ chức và thơng tin thường xuyên là cuộc họp giữa các Bộ trưởng, thứ trưởng tài chính nhĩm G7 (7 nền kinh tế lớn nhất thế giới và sự phối hợp chính sách của họ là vấn đề quan tâm lớn của nền kinh tế tồn cầu). Các cuộc họp diễn ra và được thơng tin rất thường xuyên nhưng hầu hết khơng chính thức. Khi các Bộ trưởng họp, khoảng 3 lần mỗi năm, thơng báo chính thức mới được đưa ra.

Cộng đồng quốc tế nhận thức được rằng cần cĩ sự tham gia của các quốc gia cĩ nền kinh tế mới nổi chính trong các thảo luận về tài chính tồn cầu. Điều này đã được cảnh báo bởi các cuộc khủng hoảng tiền tệ gần đây: ở Mexico 1994-1995, Châu Á 1997-1998, Nga 1998, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ 1999-2000 và Argentina 2001-2002. Những quốc gia kể trên khi chịu khủng hoảng tiền tệ hay khủng hoảng ngân hàng đã tác động đến sự ổn định của hệ thống tài chính tồn cầu. Các nước phát triển, đại diện là G7, bắt đầu quan tâm rằng khủng hoảng loại mới ở Mexico và

Châu Á cĩ khả năng lặp lại trong tương lai, ảnh hưởng bất lợi đến kinh tế thế giới. Mặt khác, các nứơc đang phát triển cũng cảm thấy mình đang chịu áp lực kiểm sốt ngày càng cao từ G7, G10 và IMF mà khơng cĩ sự đại diện hợp lý của họ về tiếng nĩi và quan điểm. Nhiều nền kinh tế Châu Á cho rằng việc tự do hố thị trường tài chính là dịng vốn nước ngồi là mối nguy hiểm tiềm tàng cho sự ổn định của thị trường tài chính, trong khi đĩ các nước phát triển lại đang ủng hộđẩy mạnh việc mở thị trường này. Sau khủng hoảng Châu Á, các nứơc Châu Á chỉ trích các quỹđầu cơ đã tấn cơng vào các đồng tiền của họ gĩp phần gây nên bất ổn những năm 1997- 1998. Vì vậy để cĩ thể trao đổi thẳng thắn hơn với các nước đang phát triển, các nứơc phát triển, đi đầu là G7 đã thiết lập nên 2 diễn đàn mới. Một là, diễn đàn ổn định tài chính (Financial Stability Forum - FSF) được thiết lập dưới sự chủ trì của Andrew Crocket, tổng giám đốc BIS. FSF nhanh chĩng hình thành 3 nhĩm làm việc: các học viện nghiên cứu, các trung tâm kiểm sốt dịng vốn, các trung tâm cảnh báo tài chính. Bên cạnh vai trị chính của G7, FSF bao gồm cả một số nứơc đang phát triển nên hoạt động của nĩ đa dạng hơn. Hai là, G20 bao gồm G7 và các nền kinh tế lớn (về dân số hay thu nhập) đang phát triển giữ vai trị quan trọng trong sự ổn định hệ thống tài chính tồn cầu. Giống như G7,G20 đưa ra các ràng buộc pháp lý, hiệp ước quốc tế và cũng khơng cĩ ban thư ký thường trực. Tuy nhiên, nhiều khả năng G20 cĩ thể phát triển thành một diễn đàn quốc tế quan trọng về giám sát tài chính tồn cầu.

Sau khủng hoảng Châu Á, vấn đề tăng cường vai trị của IMF và nâng cao chất lượng của các khoản cấp tín dụng đã được đặt ra. Uỷ ban lâm thời (Interim Committee) của IMF được chuyển thành Uỷ ban tài chính và tiền tệ quốc tế (IMFC). IMFC cùng với ban điều hành IMF bàn thảo về các vấn đề mang tính tổ chức của IMF cũng như các vấn đề kinh tế tài chính tồn cầu. IMF cũng đã thiết lập một bộ phận chuyên về giám sát thị trường vốn.

Về khía cạnh tài chính, IMF cĩ 2 bước phát triển quan trọng. Đầu tiên là việc mở rộng hạn ngạch cấp tín dụng để cĩ thể cung cấp các khoản hỗ trợ lớn hơn cho các nước phát triển. Hai là, nếu IMF lâm vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản ngắn

hạn do việc phải cấp tín dụng cho nhiều quốc gia gặp khủng hoảng cùng một lúc thì IMF cĩ thể mượn từ những nứơc giàu. Thoả thuận chung về cho vay (The general Agreement to Borrow – GAB) được hình từ lý do này. Thành viên của GAB cũng tương tự như G10. Sau khủng hoảng Châu Á, nhận thấy rằng trong tương lai các thoả thuận của GAB sẽ khơng đủ, việc mở rộng GAB được đặt ra và thoả thuận cho vay mới (The New Agreement to Borrow - NAB) ra đời với 25 nước thành viên, bao gồm các nứơc phát triển giàu cĩ và đang phát triển.

***** Thành viên của các nhĩm và diễn đàn *****

(1) G7: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Canada, Ý

(2) G10: G7, ThuỵĐiển, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Hà Lan (11nước)

(3) G20: G7, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc, Brazil, Argentina, Mexico, Ả Rập Saudi, Nam Phi, EU

(4) IMFC: G7, Algeria, Bỉ, Brazil, Chile, Trung Quốc, Gabon, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Mexico, Hà Lan, NaUy, Nga, Ả Rập, Saudi, Nam Phi, Thuỵ Sĩ, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (24 nước)

(5) NAB: G10, Luxembourg, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Hồng Kơng, Hàn Quốc, Úc, Ả Rập Saudi, Kuwait (25nước)

*******************************************************

Một phần của tài liệu 186 Đồng tiền chung Asean sự cần thiết phát triển khu vực (Trang 115 - 118)