ASP gồm hai thành phần chính : (a) Thứ nhất, là sự giám sát phát triển kinh tế và tài chính quốc gia, khu vực cũng như tồn cầu. Việc giám sát phục vụ cho hai mục đích : theo dõi tiến trình phục hồi và phát hiện bất cứ dấu hiệu nào của việc tái phát tính dễ bị tổn thương trong các nền kinh tế ASEAN. Kết quả của tiến trình giám sát được thơng báo cho các bộ trưởng tài chính hai năm một lần; (b) Thứ hai, là kiểm điểm ngang hàng (Peer review), cung cấp một diễn đàn, trong đĩ các bộ trưởng tài chính ASEAN cĩ thể trao đổi các quan điểm và thơng tin về những phát triển tại các nền kinh tế trong nước, bao gồm cả các biện pháp chính sách đã được thực hiện và tiến trình cải cách cơ cấu. Sự xét duyệt tạo ra một cơ hội cân nhắc các hành động tập thể hoặc đơn phương nhằm phản ứng trước những mối đe doạ tiềm năng đối với một nền kinh tế thành viên bất kỳ. ASP cĩ vai trị như một cơ chế cảnh báo sớm.
Quy trình giám sát ASEAN được bắt đầu thực hiện từ tháng 10/1998, dựa trên những nguyên tắc kiểm điểm ngang hàng (peer view) và lợi ích đa phương giữa các thành viên, nhằm nâng cao năng lực hoạch định chính sách trong khuơn khổ ASEAN. Bên cạnh việc theo dõi các chỉ số kinh tế kinh tế vĩ mơ tổng hợp và tỷ giá hối đối, quy trình giám sát ASEAN cịn giám sát các chính sách xã hội và khu vực bao gồm cả việc trợ giúp xây dựng năng lực, củng cố thể chế và chia sẻ thơng tin. Các bộ trưởng tài chính ASEAN gặp nhau 2 lần trong năm để phối hợp chính sách trong khuơn khổ quy trình giám sát ASEAN.
Trong khuơn khổ quy trình giám sát ASEAN, phịng phối hợp giám sát ASEAN (ASEAN Surveillance Coordinating Unit – ASCU) thuộc ban thư ký ASEAN được thành lập nhằm chuẩn bị các báo cáo về giám sát ASEAN. Sử dụng những dữ liệu được cung cấp cho IMF trong khuơn khổđiều khoản IV về tư vấn và chương trình đàm phán, ASCU thực hiện việc phân tích các điều kiện kinh tế và tài chính mới nhất ở ASEAN, trong đĩ cĩ tính đến những tác động của phát triển kinh tế tồn cầu tới khu vực. Gần đây, hoạt động của ASCU được tăng cường bởi việc thiết lập các Phịng giám sát ở một số nước ASEAN (Campuchia, Indonesia, Lào, Philippin, Thái Lan, Việt Nam) với nhiệm vụ soạn thảo các chương về từng nước. ADB trợ giúp quá trình giám sát này bằng cách đưa ra các tổng quan kinh tế ASEAN và các nghiên cứu chuyên sâu cũng như cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật. Báo cáo giám sát ASEAN được các thứ trưởng tài chính và các phĩ thống đốc NHTW xem xét và hồn thiện trước khi đưa ra thảo luận bởi các bộ trưởng tài chính tại các phiên kiểm điểm ngang hàng.