VII. CƠ SỞ TẬP TRUNG SO VỚI CƠ SỞ ĐỊA PHƯƠNG
1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng
8.2. Các rủi ro và các lợi thế của chuỗi cung ứng quốc tế
Chúng ta đã xem xét những lực lượng dẫn công ty đến sự phát triển các chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong phần này, chúng ta xem xét một viễn cảnh tương đối khác bằng cáhc xem xét những lợi thế và rủi ro của các loại chuỗi cung ứng quốc tế khác nhau. Một số lợi thế của nguồn nguyên liệu, sản xuất và bán toàn cầu là rất hiển nhiên.
Rõ ràng, thế giới hội tụở nhiều lúc đối với sản phẩm chuẩn hóa. Điều này có nghĩa là ngày càng nhiều, thị trường rộng lớn mở ra đối với các sản phẩm – lớn hơn rất nhiều so với những gì mà những nhà quản lý ngày xưa có thể tưởng tượng ra. Bằng cách tận dụng những lợi thế của xu hướng này, các công ty có thể thực hiện được kinh tế theo qui mô rộng lớn về sản xuất, quản lý, phân phối, marketing và vvv.
Thật vậy, như chúng ta đã thảo luận ở phần trước, chi phí có thể được giảm với các nguồn nguyên vật liệu tiềm năng lớn hơn, nguồn lao động và nguồn gia công bên ngoài và hàng loạt các
địa điểm sản xuất tiềm năng. Cùng lúc đó, sự tăng lên của các thị trường tiềm năng cho phép một sự tăng lên về doanh thu và lợi nhuận. Những lợi thế này là do sự tăng lên về qui mô và phạm vi của chuỗi cung ứng – chúng độc lập về những đặc tính đặc biệt của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Để sử dụng những lợi thế này, rất quan trọng là việc quản lý phải hiểu các đặc điểm nhu cầu khác nhau và các lợi thế về chi phí của các vùng khác nhau. Chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này sâu hơn trong phần tiếp theo. Thảo luận này bịảnh hưởng mạnh mẽ bởi Kogut.
Quan trọng nhất, chuỗi cung ứng toàn cầu có thể cung ứng cho công ty với một sự linh hoạt để
tiếp cận với sự không chắn chắn trong thị trường quốc tế. Đặc biêt, sự linh hoạt này có thểđược sử dụng để chống lại các rủi ro liên quan từ các nhân tố khác nhau đặc biệt là đối với các công ty toàn cầu.
8.2.1. Rủi ro
Vậy thì những rủi ro này là gì? Trước hết, sự biến thiên của tỉ giá hối đoái thay đổi giá trị tương
đối của sản xuất và lợi nhuận tương đối của việc bán một sản phẩm ở một quốc gia cụ thể. Chi phí tương đối thay đổi do vậy sản xuất, lưu kho, phân phối và bán hàng ở một vùng cụ thể với một mức giá cụ thể có thể thay đổi từ mức rất có lãi sang lỗ hoàn toàn.
Điều này cũng có thật trong phạm vi nội địa. Trong nhiều trường hợp, một số vùng trong cùng một quốc gia có thể ít đắt đỏ hơn trong việc tồn kho hoặc sản xuất hơn so với những vùng khác. Tuy nhiên, sự khác nhau về chi phí giữa các vùng nội địa không kinh khủng như sự khác nhau giữa các quốc gia và quan trọng hơn là chúng không thay đổi một cách thường xuyên.
Phải lưu ý rằng mặc dù các nhà quản lý nghĩ về tỉ giá hối đoái tác động lên giá trị tính bằng đôla các tài sản và các khoản phải trảđược tính bằng đồng ngoại tệ, đó là operating exposure (sự công bố hoạt động) mô tả trong những phần trước có thể có tác động mạnh mẽ lên lợi nhuận hoạt động hàng năm. Sự công bố hoạt động phản ánh rằng trong ngắn hạn, sự thay đổi tỉ giá hối đoái không nhất thiết phản ánh những thay đổi về tỉ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Do vậy, qua thời kỳ ngắn hạn, các hoạt động theo khu vực có thể trở nên đắt đỏ hoặc rẻ hơn tính theo đôla. Lưu ý rằng sự công bố hoạt động này không chỉ là một chức năng của chuỗi cung ứng toàn cầu của công ty, mà còn chuỗi cung ứng toàn cầu của các đối thủ cạnh tranh của nó. Nếu chi phí tương đối của một đối thủ cạnh tranh giảm nhiều, một công ty có thể định giá thấp trên thị
trường.
Thật vậy, Dornier et al xác định một vài nhân tố tác động lên sựảnh hưởng của sự công bố hoạt
động lên công ty. Các phản ứng của khách hàng ảnh hưởng công ty điều chỉnh giá như thế nào trong các thị trường khác nhau đáp ứng lại những thay đổi trong các chi tiêu hoạt động. Như thảo luận ở trên, các phản ứng của đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng lên việc công ty có thể phản
ứng như thế nào với những thay đổi về chi phí tương đối của việc kinh doanh. Các đối thủ cạnh tranh có thể phản ứng với sự tăng giá bằng cách tăng giá của chính mình nhằm tăng lợi nhuận hoặc đạt được thị phần. Như chúng ta thảo luận trong phần tiếp theo, các phản ứng của các nhà cung ứng – khả năng của các nhà cung ứng trong việc đáp ứng với sự linh hoạt của nhu cầu đa dạng – là một tác nhân mạnh mẽ trong tính hiệu quả của một số chiến lược giúp công ty đối mặt với những rủi ro của việc công bố công khai hoạt động. Cuối cùng, các phản ứng của chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn toàn cầu hóa. Các chính phủ có thể can thiệp nhằm
ổn định đồng tiền hoặc thậm chí hỗ trợ trực tiếp cho những công ty bị thua lỗ bằng cách cung cấp trợ giá hoặc miễn giảm thuế. Ngoài ra, những sự không ổn định về chính trị khác cũng có thể tác
động lên các công ty đa quốc gia. Các tình huống thuế có thể thay đổi nhanh chóng bởi vì các nhân tố chính trị dẫn đến những đối xử khác nhau cho các công ty, đặc biệt là các công ty nước ngoài, ở nhiều khu vực khác nhau.
Tương tự như thế, các công ty nước ngoài có thể tham gia vào thị trường nội địa. Những công ty này có thể thậm chí sử dụng lợi nhuận nội địa để hỗ trợ cho sản phẩm định giá thấp ở thị trường nước ngoài. Điều này có thể thậm chí tác động lên các công ty quyết định không cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.