Phần trước đã đề cập đến những khó khăn trong việc thu thập, tính toán cân đối dữ liệu cho mô hình cầu hình mạng lưới. Một khi đã thực hiện điều này, làm thế nào chúng ta đảm bảo rằng dữ liệu và mô hình phản ánh một cách chính xác những vấn đề thiết kế mạng lưới? Quy trình được sử dụng để xác định vấn đề này được biết đến như mô hình và xác nhận dữ liệu. Điều này điển hình được thực hiện bằng cách tái cấu trúc cấu hình mạng lưới hiện tại sử dụng mô hình và dữ liệu đã thu thập và so sánh kết quả của mô hình với dữ liệu hiện tại. Tầm quan trọng của việc xác nhận có thể không bị cường điệu hóa. Kết quả đầu ra của mô hình sao lưu lại những điều kiện hoạt động hiện tại bao gồm tất cả chi phí- kho bãi, tồn kho, sản xuất và vận chuyển- được kết hợp trong mô hình. Những dữ liệu này sau đó sẽ đuợc so sánh với những thông tin hiện tại của doanh nghiệp. Đây là phương pháp tốt để xác định những sai lệch trong dữ liệu, các giả định, sự thiếu sót của mô hình...Ví dụ, trong một dự án thì chi phí vận tải được tính toán trong tiến trình xác nhận là thấp hơn so với so với dữ liệu kế toán. Sau khi xem xét kỹ lưỡng các hoạt động phân phối, nhà tư vấn kết luận rằng công suất hiệu quả của xe tải chỉ khoảng 30% so với công suất thiết kế; đó là xe chỉ vận chuyển khối lượng nhỏ các sản phẩm hoặc nguyên vật liệu. Vì vậy tiến trình xác thực không chỉ hữu ích trong việc xác định các thông số sử dụng trong mô hình mà còn gợi ý những cải tiến trong việc sử dụng mạng lưới hiện tại.
Thực sự hữu ích khi thực hiện những thay đổi mang tính chất địa phương hoặc những thay đổi nhỏ trong cấu hình mạng lưới để ước tính những tác động này đến mức độ phục vụ và chi phí đối với hệ thống như thế nào. Cụ thể công việc này liên quan đến việc xác định và trả lời câu hỏi nếu...thì. Điều đó bao gồm việc ước tính tác động của việc đóng cửa một nhà kho hiện tại đến hiệu quả của toàn hệ thống. Hoặc người sử dụng có thể thay đổi dòng dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt hệ thống để biết được những thay đổi về chi phí. Thông thường, nhà quản trị có trực giác tốt về những tác động đối với các thay đổi ở quy mô nhỏ đến hệ thống sẽ như thế nào, họ có thể dễ dàng nhận biết những sai lệch trong mô hình. Trực giác về tác động cơ bản của việc tái thiết kế toàn bộ hệ thống thường có độ tin cậy ít hơn. Tổng kết tiến trình xác nhận mô hình về cơ bản liên quan đến việc trả lời các câu hỏi sau:
• Mô hình có phù hợp không? • Dữ liệu có nhất quán không?
• Kết quả của mô hình có thể được giải thích đầy đủ không? • Bạn có thực hiện phân tích độ nhạy không?
Xác nhận là tiên quyết để xác định tính hiệu lực của mô hình và dữ liệu, nhưng tiến trình có có lợi ích khác. Cụ thể là nó trợ giúp người sử dụng thực hiện việc kết nối giữa các hoạt động hiện tại mà được mô hình trong suốt quá trình xác nhận và những cải tiến có thể sau khi tối ưu hóa.