Quyền sở hữu và các nguồn lực bên ngoà

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng pot (Trang 133 - 134)

II. Phạm vi ra quyết định trong việc thực hiện

4. Quyền sở hữu và các nguồn lực bên ngoà

Ở chương 2 chúng ta đã chỉ ra rằng một tổ chức không sở hữu một chuỗi cung ứng để

nhận những lợi ích từ sự hợp nhất. Nhà cung cấp và khách hàng có thể nhận được lợi ích bằng việc làm việc cùng nhau, điển hình là trong chiến lược liên minh. Chúng ta đã tập trung vào mối quan hệ đối tác giữa nhà cung cấp và khách hàng, vì những thứ này dễ liên tưởng đến nhất chúng có đa số các hiệu ứng trên chuỗi cung ứng. Tuy nhiên một sự sắp đặt tương tự có thể bao trùm lĩnh vực dịch vụ, như việc cung cấp điện, dịch vụ ngân hàng hoăc quét dọn văn phòng. Một dạng chung của mối quan hệđối tác vận chuyển là có một công ty chuyên dụng trông coi tất cả công việc chuyên chở của một tổ chức. Sự sắp xếp này có một lợi thế về hiệu quả vì có một chuyên gia đầy kinh nghiệm trông coi công việc chuyên chở trong khi tổ chức có thể tập trung vào các thao tác cốt lõi của nó. Nhưng tại sao phải dừng lại ở khâu chuyên chở? Một tổ chức có thể thiết lập mối quan hệđối tác với các công ty chuyên trông coi việc xếp hàng, mua sắm nguyên vật liệu, tiêu dùng nguyên vật liệu và chức năng vận chuyển. Khi một công ty dùng một công ty khác để quản lý việc vận chuyển của nó thì nó được gọi là đối tác thứ ba hay hợp đồng vận chuyển

Phía sau cuốn sách này chúng ta có thể thấy những cách sắp xếp hàng (chương 8) và vận chuyển (chương 11). Tuy nhiên việc sử dụng đối tác vận chuyển thứ ba là một kiểu đặc biệt của quyết định “làm hoặc mua”. Đôi khi tốt hơn hết là giữ việc vận chuyển trong phạm vi tổ

chức nhưng tại một thời điểm khác thì tốt hơn hết lại là sử dụng một chuyên gia. Rowley đã tổng kết những lợi ích bằng việc nói rằng “ Kết quả của việc sử dụng thành công các nguồn lực bên ngoài là cải tiến dịch vụ, giảm giá và nâng cao chất lượng. Một danh sách các lợi ích

đầy tiềm năng gồm:

- Chi phí cốđịnh thấp hơn đối với những khách hang chỉ trả tiền cho những dịch vụ mà họ sử dụng.

- Những chuyên gia cung cấp có sự thành thạo và sử dụng hệ thống tốt nhất

- Nhà cung cấp có thể kết hợp làm việc với một số khách hàng để làm giảm chi phí sản xuất.

- Có sựđảm bảo cao, tán thành và các cấp độ trong việc phục vụ khách hàng - Có khả năng linh hoạt, phân phát có hiệu quả trong việc tăng giảm nhu cầu - Giảm rui ro trong việc biến đổi nhu cầu.

- Gia tăng các tin tức địa lý và kiến thức địa phương - Là cách thuận tiện để thâm nhập thị trường mới

Tuy nhiên cũng có những bất lợi được đặt ra để chống lại điều này, như giảm sự kiểm soát, không có đủ khả năng đối phó với các tình huống bất thường, các thông tin rất phức tạp, các mục tiêu đối lập, giảm sự kiểm soát thông qua giá… Tuy nhiên các ưu điểm của đối tác thứ ba đang trở nên chắc chắn với ngày càng nhiều tổ chức chuyển dịch theo hưóng này. Những cuộc khảo sát ước lượng giá trị của thị trường vận chuyển Châu Âu đạt trên 150 tỉđô la, với các hợp đồng chuyển vận ước tính đạt 40 tỉđô la, tăng 8%/ năm.

Các hợp đồng vận chuyển ở Châu Âu

Hợp đồng vận chuyển là ngành kinh doanh lớn ở Châu Âu. Dữ liệu máy tính đánh giá tổng chi phí của ngành vận chuyển là 150 tỉ đô la vào năm 1999, với 26% là của những đối tác cung cấp thứ ba. Năm 2003, tỉ lệ các doanh nghiệp này sẽ cao hơn 30% - thị trường tăng từ 38 tỉ lên 57 tỉđô la.

Đức là thị trường lớn nhất Châu Âu của dịch vụ chuyển vận (28% của tổng số), tiếp theo là Pháp (20%) và Vương quốc Anh (17%). Bởi vì mỗi nền kinh tế phát triển khác nhau, và vì sự

khác nhau trong yêu cầu chuyển vận nên việc sử dụng đối tác thứ ba có sự thay đổi khá rộng.

Ở Vương quốc Anh gần như 40% công việc chuyển vận là được kí hợp đồng, trong khi ở Hy Lạp thì con số này là gần 12%. Nếu bạn muốn nhân lên quy mô thị trường chuyển vận bằng tỉ

lệ các nguồn lực bên ngoài thì bạn thấy ràng Đức, Pháp, và Vương quốc Anh mỗi nước dùng 10 tỉđô la một năm cho các hãng chuyển vận thứ ba. Chúng còn tiếp tục phát triển 8%/năm, nhưng sự phát triển này sẽ nhanh hơn tại Ý và Tây Ban Nha nơi hiện có một thị vận chuyển rộng lớn, nhưng các nguồn lực bên ngoài tương đối thấp.

Hai vấn đề chính cần đối mặt trong hợp đồng chuyển vận là việc củng có nền tảng vào một vài công ty lớn và sự bành trướng về mặt địa lý của các công ty này. Liên hiệp Châu Âu đã khuyến khích thương mại thông qua thị trường một thống nhất và các công ty vận chuyển lớn hơn đang nổi bật lên trong việc phục vụ cả thị trường. Một vài công ty trong số những công ty này đang trải rộng hoạt động của mình một cách có tổ chức, nhưng đang tìm kiếm sự liên doanh, và các chiến lược liên kết với các công ty vận chuyển khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng pot (Trang 133 - 134)