TÁC ĐỘNG CỦA INTERNET ĐẾN CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng pot (Trang 153 - 158)

Tác động của Internet và thương mại điện tử lên nền kinh tế nói chung và thương mại nói riêng, là rất lớn lao. Những thay đổi diễn ra nhanh chóng. Chằng hạn, mô hình bán hàng trực tiếp được sử dụng bởi hai nhà khổng lồ trong ngành như Dell Computer và Amazon.com cho phép khách hàng đặt hàng qua Internet và do vậy cho phép các công ty bán sản phẩm của mình mà không vầ dựa vào các nhà phân phối trung gian. Tương tự, thương mại B2B, được dự báo bởi Forrester Research sẽ tăng vọt từ 43 tỉ $ lên 1.3 tỉ tỉ $ vào năm 2003, hứa hẹn sự

tiện dụng và giảm chi phí.

Tương tự, Internet và những mô hình thương mại điện tử xuất hiện đã tạo nên kỳ vọng rằng nhiều vấn đề của chuỗi cung ứng sẽđược giải quyết chỉ bằng cách sử dụng những công nghệ

và mô hình kinh doanh mới này. Các chiến lược thương mại điện tử đựoc giả định rằng là giảm chi phí, tăng mức dịch vụ và tăng tính linh hoạt và, tất nhiên, lợi nhuận, mặc dù đôi khi là trong tương lai. Trong thực tế, những kỳ vọng này thường không đạt được, có nhiều việc kinh doanh thương mại điện tử mới đã không thành công. Trong nhiều trường hợp, sự sa sút của một số đơn vị kinh doanh thương mại điện tử bị cho là do chiến lược hậu cần của chúng. Sau đây là một số ví dụ.

Ví d: Ngành công nghiệp đồ gia dụng đã chín muồi cho việc hiện đại hoá và thương mại

điện tử khi các nhà quản lý của living.com mua lại Shaw Furniture Gallery, cửa hàng đồ

cấp cho living.com sự tiếp cận với những nhà sản xuất đồ gia dụng hàng đầu. Sau khoản

đầu tư 70 triệu $ về vốn và bóng đen là đường dẫn trên Amazon.com cho đồ gia dụng, thì living.com tuyên bố phá sản vào 29/8/2000. Những lý do của sự thất bại bao gồm đầu tư

vào hệ thống thông tin mới mà không vận hành một cách đúng đắn và chuyển sang một lĩnh vực mà nó không có kinh nghiệm với việc giao hàng đồ gia dụng, dẫn đến một tỉ lệ lợi nhuận tuyệt vời là 30%.

Ví d: Furniture.com, ra đời vào tháng 1 năm 1999, cung ứng hàng ngàn sản phẩm từ

nhiều nhà sản xuất đồ gia dụng khác nhau, mặc dù chỉ thông qua một vài tên hiệu. Công ty đã có doanh thu 22 triệu $ trong 9 tháng đầu của năm 2000 và một triệu lượt xem một tháng vào trang web của công ty. Sự giảm sút gần đây của công ty (6/2/2000) là do các chi tiết về hậu cần, và, đặc biệt, qui trình giao hàng không hiệu quả. Ban dầu, Furniture.com sử dụng các nhà vận chuyển để giao hàng từ nhà kho trung tâm đến khách hàng. Vì chi phí vận chuyển quá lớn, công ty hình thành một liên minh giữa 6 nhà phân phối vùng. Thật không may, những mối quan hệ này rất khó duy trì và dẫn đến nhiều vấn

đề không được giải quyết, bao gồm cảđảm bảo việc sửa chữa và trả lại hàng.

Ví d: Được hình thành vào nắm 1989, Peapod được xây dựng ở Skokie, Illinois, và được xem là một trong những nhà bán tạp hóa trực tuyến hàng đầu ở châu Mỹ. Là một nhà bán tạp hóa trực tuyến có kinh nghiệm nhiều, công ty phục vụ hơn 130.000 khách hàng. Vào năm 1999, Peapod đã có doanh thu là 73 triệu $ và lỗ khoản 29 triệu $. Sự thua lỗ ngày càng tăng của Peapod và sự không có khả năng đảm bảo những khoản tài trợ thêm cho các khoản tiền cho phần lớn tồn kho vào tháng 4 năm 2000 cho Royal Ahold, một công ty thực phẩm quốc tế. Peapod do vậy đã thoát được cái chết của Shoplink.com, Streamline.com và Priceline’s WebHouse Club, tất cả gần đây đã bỏ việc kinh doanh tạp hóa trên mạng. Những sự thất bại này thường là do chi phí giao hàng cao.

Ví d: Những gì khởi đầu vào 1995 như là một nhà sách lớn nhất hành tinh đã nhanh chóng trở thành cửa hàng lớn nhất hành tinh. Trang web chính của Amazon.com cung cấp hàng triệu đầu sách, CD, DVD, video, đồ chời, dụng cụ và đồ điện tử. Ngòai ra, Amazon.com mở ra các cuộc đấu giá cho các mặt hàng từđồ nghệ thuật cho đến bất động sản và cung cấp những chương trình thời gian, sổ địa chỉ và thiệp mừng trực tuyến. Amazon cũng sở hữu tiền cọc vào những người bán trực tuyến các đồ vật cho thú, thuốc theo toa, xe hơi, đồ tạp hóa và nhiều thứ khác. Mặc dù Amazon.com dã trở thành một mô hình công ty Internet bằng cách đặt thị phần quan trọng hơn lợi nhuận và thực hiện các cuộc sát nhập được tài trợ bằng một sự tư bản hóa thị trường một cách chớp nhóng, nó vẫn chưa làm ra lợi nhuận. Vào 1996, công ty đã có 16 triệu $ doanh thu và lỗ 6 triệu $, vào 1999 công ty có 1.6 tỉ $ doanh thu và lỗ 720 triệu $, vào năm 2000, công ty đạt doanh thu 2.7 tỉ $ và lỗ 1.4 tỉ $, một câu chuyện thành công về tài chính khó khăn.

Một số công ty, tất nhiên, rất thành công trong việc phát triển những mô hình kinh doanh mới cho phép họ tăng lợi nhuận một cách đáng kể và đạt được thị phần đáng kể. Những công ty này sử dụng Internet như là động cơ của thay đổi kinh doanh.

Ví d: Theo dữ liệu của Stern Stewart 1000, Dell Computer đã hoàn thành sự thành công với hơn 3000% về sự tăng trưởng giá trị cho chủ trong thời kỳ 8 năm 1988 đến 1996. Ví dụ này là quan trọng trong thỏa luận của chúng ta khi sự cạnh tranh trong ngành Pc không dựa trên công nghệ mới. Thật vậy, hầu hết các nhà sản xuất PC sử dụng cùng một công nghệ, được gọi là chuẩn Intel. Sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp PC chủ yếu dựa trên giá và mức độ dịch vụ. Sự thành công của Dell đặc trưng bởi sự tích hợp ảo của nó, một chiến lược làm mờ biên giới truyền thống giữa các nhà cung ứng, nhà sản xuất và những người sử dụng cuối cùng. Quyết định của Dell là bán máy tính sản xuất từ những linh kiện được sản xuất bởi những nhà sản xuất khác làm nhẹ bớt nhiệm vụ của công ty

trong gánh nặng về sở hữu cơ sở vật chất, làm nghiên cứu và phát triển và quản lý lực lượng bán hàng lớn. Cùng lúc đó, Dell chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, và do vậy không tồn kho sản phẩm hoàn thành. Những quyết định kinh doanh này đã cho phép Dell tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh và duy trì mức tồn kho chỉ 8 ngày.

Ví d: Theo Peter Solvik, là CEO của Cisco, “mô hình kinh doanh trên Internet của Cisco là phương tiện trong khả năng của nó nhằm tăng gấp bốn lần qui mô từ năm 1994 đến 1998 (1.3 tỉ $ lên hơn 8 tỉ $), tuyển dụng xấp xỉ 1000 nhân viên mới hàng quí trong khi tăng năng suất sản xuất của nó, và tiết kiệm 560 triệu $ hàng năm trong chi tiêu kinh doanh” Hơn 80% khách hàng thương mại của Cisco đạt được thông qua Internet, và đây chỉ là một phần nhỏ trong toàn cảnh bức tranh. Thật vậy, để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh theo đó chủ yếu là một kinh doanh hàng hóa tiện kinh, Cisco mua lại các công ty có công nghệ dẫn đầu và tích hợp những công ty này một cách nhanh chóng với hệ thống của mình. Nó cũng bán giải pháp về mạng, không chỉ các phần linh kiện, cho các khách hàng của mình. Điều này đòi hỏi sự phối hợp của phần cứng, phần mềm và các phần dịch vụ trong nhiều công việc bán hàng. Năng lực này nhằm cung ứng những dịch vụ và tích hợp các mạch từ hệ thống các công ty đơn lẻ của Cisco. Hệ thống này cung cấp trụ cột cho tất cả các hoạt động trong công ty và không chỉ kết nối khách hàng và các nhân viên mà còn các nhà sản xuất chíp, các nhà phân phối linh kiện, các nhà sản xuất gia công, các công ty hậu cần, và các nhà tích hợp hệ thống. Những thành viên này có thể

vận hành như một công ty bởi vì tất cả họđều dựa trên cùng một nguồn cơ sở dữ liệu trên mạng. Tất cả các nhà cung ứng của Cisco cùng nhận thấy nhu cầu như nhau và không dựa trên dự báo của riêng mình dựa trên thông tin lưu thông ở các điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng. Cisco cũng xây dựng một hệ thống bổ xung linh hoạt nhằm giúp giảm tồn kho của nhà cung ứng. Vòng quay bình quân của Cisco vào 1999 là 10, so với mức trung bình là 4 của các đối thủ cạnh tranh. Vòng quay tồn kho các hàng hóa tiện dụng thậm chí còn ngoạn mục hơn, đạt đến mức 25-35 vòng một năm.

Mặc dù sự suy sụp vào 2001 và mức bỏ đi khoảng 2.25 tỉ $ của tồn kho quá mức, Cisco là một mô hình tốt của một công ty trong việc sử dụng một cách đổi mới Internet.

Ví dụ trên đây đặt ra câu hỏi quan trọng: Vì sao, trong một số trường hợp, những mô hình kinh doanh mới này thất bại, trong khi trong những trường hợp khác, họ lại thành công ngoạn mục? Nếu Dell và Cisco có thể sử dụng Internet để phát triển một mô hình kinh doanh hiệu quả, điều gì ngăn chặn các công ty khác tiếp nhận những kỹ thuật tương tự?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về chiến lược chuỗi cung ứng dựa trên Internet.

1. Kinh doanh đin t là gì?

Để hiểu hơn về sự tác động của Internet lên chuỗi cung ứng, chúng ta bắt đầu bằng việc giới thiệu định nghĩa của chúng ta về kinh doanh điện tử và thương mại điện tử.

Kinh doanh điện tử là tập hợp các mô hình và qui trình kinh doanh được hỗ trợ bởi công nghệ

Internet và tập trung vào sự cải thiện năng lực của công ty.

Thương mại điện tử là khả năng thực hiện phần lớn giao dịch thương mại một cách điện tử

(electronically)

Những định nghĩa này dẫn đến một số nhận định. Trước hết, thương mại điện tử chỉ là một phần của kinh doanh điện tử. Thứ hai, công nghệ Internet là một lực lượng đằng sau các giao dịch kinh doanh. Cuối cùng, tâm điểm của kinh doanh điện tử là kinh doah mở rộng, đó là, bên trong tổ chức, doanh nghiệp đến khách hàng (B2C) và doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B). B2C ám chỉ doanh nghiệp là “trực tiếp đến khách hàng”, đặc biệt đối với các hoạt

động bản lẻ trên mạng Internet và bao gồm sản phẩm, bảo hiểm, ngân hàng...B2B ám chỉ

doanh nghiệp quản lý chủ yếu qua internet giữa các doanh nghiệp. Điều này bao gồm cả

những giao dịch thường gặp hiện thời, cũng như việc hợp tác với nhà cung ứng và khách hàng

đểđạt được mục tiêu chung.

Nhiều công ty nhận thấy rằng Internet có tác động lớn đến hiệu quả của chuỗi cung ứng. Thực ra, các công ty này đã nhận thấy rằng Internet có thể giúp đỡ họ dịch chuyển xa chiến lược

đẩy truyền thống mà hầu hết các chuỗi cung ứng sử dụng. Về cơ bản thì dịch chuyển đến chiến lược kéo, nhưng cuối cùng thì nhiều công ty có thể kết thúc với chuỗi cung ứng đẩy- kéo.

2. Ngành tp hóa

Xem xét ngành tạp hóa. Điển hình siêu thị sử dụng chiến lược đẩy mà ởđó tồn kho tại nhà kho và các cửa hiệu là dựa trên dự báo. Khi Peapod được thành lập 11 năm trước, ý tưởng là phải thiết lập một chiến lược kéo thuần túy, không có tồn kho và không có cơ sở. Khi khách hàng đặt hàng, Peapod sẽ lấy sản phẩm từ siêu thị gần đó. Chiến lược này làm nảy sinh một vấn đề lớn vì tỷ lệ cạn dự trữ là khá cao (khoảng 8 đến 10%). Trong một vài năm gần đây, Peapod đã thay đổi mô hình kinh doanh sang chiến lược đẩy-kéo bằng cách thiết lập một số

nhà kho, tỷ lệ cạn dự trữ là thấp hơn 2%. Quan sát trong trường hợp này, phần đẩy là tỷ lệ của chuỗi cung ứng ưu tiên để thỏa mãn nhu cầu khách hàng và phần kéo bắt đầu từ các đơn hàng của khách hàng. Cũng lưu ý rằng vì một nhà kho Peapod phục vụ một khu vực địa lý rộng, rõ ràng là lớn hơn một nhà kho phục vụ một siêu thịđơn lẻ, nhu cầu là tổng hợp từ nhiều khách hàng và từ nhiều vị trí dẫn đến việc dự báo tốt hơn và giảm tồn kho.

Dĩ nhiên, trong ngành tạp hóa trực tuyến có các thách thức khác, bao gồm giảm chi phí vận tải và đáp ứng đơn hàng trong thời gian rất ngắn, điển hình là trong vòng 12 giờ. Đáng tiêc là không có nhà bán lẻ qua mạng nào hiện tại có số lượng đông khách hàng mà sẽ cho phép họ

kiểm soát chi phí vận tải, và vì thế cạnh tranh một cách thành công với các siêu thị truyền thống. Đây chính là lý do tại sao hầu hết các nhà bán lẻ qua mạng thất bại. Thực ra, khuôn khổ được xây dựng ở phần trước gợi ý rằng ngành này có đặc điểm là mức độ thấp về tính không chắc chắn của nhu cầu đối với nhiều sản phẩm và hiệu quả nhờ quy mô cao về chi phí vận tải, hàm ý rằng chiến lược kéo là thích hợp hơn.

3. Ngành sách

Ngành sách là một ví dụ khác về sự phát triển của các chiến lược chuỗi cung ứng từ kéo đến

đẩy và sau đó từ đến đẩy-kéo. Cho đến tận bây giờ, Barnes và Noble có chuỗi cung ứng đẩy

điển hình. Khi Amazon.com được thành lập khoảng sáu năm trước đây, chuỗi cung ứng của họ là hệ thống thuần kéo, không có nhà kho và không có tồn kho. Thực ra, vào thời điểm đó nhóm sách Ingram (Ingram book group) phục vụ cho hầu hết nhu cầu khách hàng của Amazon.

Ingram Book có thể kết hợp nhiều khách hàng và nhà cung ứng nhằm đạt tính hiệu quả nhờ

quy mô. Vì vậy mô hình kéo mà Amazon sử dụng là chiến lược thích hợp khi Amazon xây dựng thương hiệu cho mình. Khi số lượng và nhu cầu gia tăng, hai vấn đề này trở nên rõ ràng. Trước tiên mức phục vụ của Amazon bịảnh hưởng bởi năng lực phân phối của Ingram Book, mà năng lực này bị chia sẻ bởi nhiều nhà bán sách khác. Thực ra, trong suốt giai đoạn cao của nhu cầu vào dịp lễ, Amazon không thểđáp ứng mục tiêu về mức phục vụ. Thứ hai, sử dụng Ingram Book trong một vài năm đầu tiên cho phép Amazon tránh được chi phí tồn kho nhưng giảm đáng kể lợi nhuận biên. Khi nhu cầu gia tăng, thì sự thật là Ingram Book không mang lại bất kỳ thuận lợi nào cho nhiều loại sách, bởi vì khả năng của Amazon để kết hợp trên một phạm vi địa lý rộng cho phép công ty giảm sự không chắc chắn và vì thế cắt giảm chi phí tồn kho mà không sử dụng một nhà phân phối.

Khi Amazon khám phá ra những vấn đề này, công ty đã thay đổi triết lý của nó, và bây giờ

Amazon có nhiều nhà kho trên cả nước nên đa số sách đều được lưu trữ trong kho. Vì thế tồn kho tại nhà kho được quản lý dựa trên chiến lược đẩy, trong khi nhu cầu được đáp ứng theo yêu cầu của từng cá nhân, chiến lược kéo.

4. Ngành bán l

Ngành bán lẻ nhìn chung chậm trễ trong việc phản ứng lại sự cạnh tranh từ các cửa hàng ảo và nhận thấy cơ hội do Internet mang lại. Tuy nhiên gần đây việc này đã thay đổi, vì vậy nhiều công ty kinh doanh truyền thống đang bổ sung phương thức kinh doanh qua mạng trong các hình thức kinh doanh của họ. Khi xem xét các công ty kinh doanh truyền thống (có cửa hàng...) như Wal-Mart, Kmart, Target, Barnes & Noble... nhận thấy thuận lợi mà họ có được so với các doanh nghiệp kinh doanh qua Internet. Thực ra, họđã có cơ sở nhà kho và hệ thống phân phối. Vì vậy họ xây dựng các cửa hàng ảo, những cửa hiệu này do hệ thống phân phối

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng pot (Trang 153 - 158)