QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔ

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng pot (Trang 136 - 137)

Thay đổi là điều không thể tránh khỏi.

Sự thiết kế chiến lược hậu cần dựa trên nền tảng của môi trường các nhân tố bên trong và bên ngoài. Không may lại có những thay đổi bất biến.Bên trong tổ chức có những sự thay

đổi như nhân viên, mục tiêu,sản phẩm,kế hoạch,chế biến,chi phí, khách hàng, nhà cung

ứng…bên ngoài tổ chức phải đối phó với sự thay đổi của khách hàng ,thị trường,điều kiện kinh tế,đối thủ cạnh tranh, công nghệ..Kết quả của sự thay đổi không ngừng này là chiến lược hậu cần được cải tiến theo thời gian.Những nhà quản trị không thể thiết kế một chiến lược và sau đó chỉ làm việc trên sụ vận hành của nó.Chúng cũng phải tiếp tục được điều chỉnh.

Trong khi chiến lược tiến triển, những thao tác của toàn bộ sự vận hành phải tiếp tục

điều chỉnh và di chuyển. Những phương pháp mới ảnh hưởng đến mọi người. Không may,điều này tạo ra một vấn đề, hầu hết chúng ta không thật sự thích thay đổi.Chúng ta có thể đòi hỏi tới sự thay đổi,trong khi nó dừng chúng ta từ việc ứđọng và tạo ra sự buồn chán.Tuy nhiên ,sự thật là những thay đổi đó đòi hỏi nhiêù sự cố gắng, kích thích chúng ta hủy bỏ

những thao tác cũ và thông thường,để học những kỹ năng mới, những cách làm mới,những thủ tục mới và hình thành những mối quan hệ mới.Sự thay đổi đưa chúng ta từ một tương lai có thểđoán trước đến với sự không chắc chắn và mạo hiểm.

Nhiều tổ chức thích sự bảo thủ của các phương thức cũ hơn.Nhưng không may,điều này lại cho phép những đối thủ cạnh tranh linh hoạt hơn có được lợi thế và tất yếu thành tích của họ bị giảm sút. Một vài tổ chức không phải đang thay đổi mà đương đầu với hoàn cảnh mới thì :

‹Kinh doanh giảm,bị chia sẻ thị trường trong khi những sản phẩm cũ lại bị qua mặt bởi các

đối thủ cạnh tranh.

‹Có nhiều sự than phiền từ khách hàng,đặc biệt là về chất lượng và thời gian giao hàng.

‹Sự tín nhiệm của khách hàng ít đi,đặc biệt là những hợp đồng dài hạn.

‹Thái độ và thao tác lỗi thời.

‹Quan hệ công nghiệp nghèo nàn,tinh thần làm việc thấp và tỉ lệ công nhân rời bỏ công việc cao.

‹Sự giao thiệp bên trong tổ chức và với đối tác thương mại nghèo nàn.

‹Quản lý không linh hoạt mà không có những nhiệm vụ mới.

‹Những nhà quản trị hướng nội là người tách khỏi các mối quan hệ với thao tác viên hoặc khách hàng.

Thay đổi là một phần bình thường của kinh doanh và nếu ta không có sự thay đổi kịp thời thì sẽ bị tụt lại so với đối thủ cạnh tranh. Quan trọng hơn,chúng ta nên tiếp nhận sự thay

đổi vì nó tạo ra những cơ hội, cải tiến điều kiện làm việc, tạo ra những phương pháp tốt hơn và thú vị hơn và an toàn hơn trong công việc.Thái độ mới này không xảy ra ngẫu nhiên nhưng nó cần được quản lý cẩn thận. Một gợi ý là những tổ chức cần có một nhà vô địch hoặc thay

đổi giám đốc, người mà dẫn dắt công ty ra khỏi vị trí hiện tại. Người giám đốc này phải có tầm nhìn để có thể chỉ ra được con đường mà tổ chức có thể phát triển và khả năng di chuyển theo đúng hướng.Không may,đây có thể là một quá trình gian nan, và những tổ chức tiêu biểu trải qua những giai đoạn sau:

1. Từ chối_ ở giai đoạn này người công nhân từ chối sự cần thiết của việc thay đổi. 2. Phòng thủ_ bảo vệ cách làm hiện thời và phê phán những đề xuất mới.

3. Loại bỏ_ bắt đầu loại bỏ phương thức cũ và tiếp cận những phương thức mới. 4. Tán đồng_ sử dụng phương thức mới và chấp nhận rằng chúng đem lại lợi ích.

5. Hợp nhất_ giả thiết những phương thức mới là bình thường và sử dụng chúng một cách tự nhiên.

Điểm quan trọng là sự thay đổi phải được quản lý.Mọi người phải làm nhiều việc khác nhau và họ phải bị thuyết phục rằng sự thay đổi là quan trọng và có lợi.Việc giải thích rõ ràng thông điệp này là phần khó khăn của quản trị sự thay đổi.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng pot (Trang 136 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)