Dịch chuyển nhiều tồn kho hoặc chuyển sở hữu tồn kho sang nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng pot (Trang 77 - 78)

V. PHÂN TÁN RỦI RO

6. Dịch chuyển nhiều tồn kho hoặc chuyển sở hữu tồn kho sang nhà cung cấp

7. Cách tiếp cận định lượng. Những cách tiếp cận này là tương tự với các cách đã được mô tảở chương này và nhấn mạnh đến sự cân đối giữa chi phí lưu trữ tồn kho và chi phí đặt hàng.

Quan sát chúng ta thấy rằng trọng tâm của khảo sát này là không giảm chi phí nhưng giảm mức tồn kho. Thực ra, trong một vài năm qua chúng ta đã nhận thấy nỗ lực đáng kể của ngành nhằm gia tăng thông số vòng quay tồn kho, được định nghĩa như sau:

Vòng quay tồn kho = Doanh thu hàng năm/ mức tồn kho trung bình.

Định nghĩa này hàm ý rằng việc gia tăng vòng quay tồn kho dẫn đến sự sụt giảm mức tồn kho trung bình. Ví dụ công ty bán lẻ hàng đầu Wal-Mart có vòng quay tồn kho cao nhất trong ngành bán lẻ chiết khấu. Điều này gợi ý rằng Wal-Mart có khả năng thanh toán cao hơn, rủi ro lỗi thời của sản phẩm thấp hơn, và giảm đầu tư vào tồn kho. Dĩ nhiên mức tồn kho thấp thì bảo thân của nó không luôn thích hợp vì nó giam tăng rủi ro mất mát do không đáp ứng đơn hàng.

Vì vậy câu hỏi là doanh nghiệp nên sử dụng vòng quay tồn kho bao nhiêu trên thực tế? Một cuộc khảo sát gần đây trong ngành phát hiện rằng câu trả lời không thay đổi trong các năm và trong thực tế lệ thuộc vào từng ngành cụ thể. Thực ra, khảo sát báo cáo rằng việc gia tăng đáng kể vòng quay tồn kho vào năm 2001: khoảng 52.9% các nhà sản xuất tham gia trong cuộc khảo sát gia tăng vòng quay tồn kho của họ. Biểu 3-9 (trag sau) biểu thị một số ví dụ về vòng quay tồn kho trong các công ty sản xuất khác nhau ở năm 2001.

Biểu 3-10: Vòng quay tồn kho đối với các công ty sản xuất khác nhau Ngành Quý cao nhất Điểm giữa Quý thấp nhất

Phụ tùng và vật liệu điện 8.1 4.9 3.3

Máy tính điện tử 22.7 7.0 2.7

Thiết bị nghe nhìn gia đình 6.3 3.9 2.5

Nhá máy giấy 11.7 8.0 5.5

Hóa chất công nghiệp 14.1 6.4 4.2

Bánh mì, bánh ngọt 39.7 23.0 12.6

Sách: phát hành và in ấn 7.2 2.8 1.5

VI. DỰ BÁO

Xuyên suốt cuốn sách này, chúng ta cân nhắc lại vấn đề dự báo. Đằng sau tất cả những dự báo thì ba quy tắc của dự báo là:

• Thời gian dự báo càng dài, mức độ sai lệch càng lớn

• Dự báo tổng hợp thì chính xác hơn.

Tuy nhiên dự báo là một công cụ chủ yếu trong “thùng đồ nghề” của quản trị. Chúng ta nhận thấy rằng nhờ quản lý tồn kho một cách chính xác, nhà quản trị có khả năng sử dụng dự báo tốt hơn, mặc cho những hạn chế cố hữu của dự báo. Hơn nữa, dự báo không chỉ là ra quyết định tồn kho; mà dựu báo còn hữu dụng trong các quyết định về việc có nên thâm nhập vào thị trường cụ thể hay không, về việc mở rộng năng lực sản xuất hay không, hoặc liệu có nên thực hiện một kế hoạch khuyến mãi hay không? Trong phần này, chúng ta nghiên cứu nhiều kỹ thuật có thểđược sử dụng, một cách riêng biệt hoặc kết hợp, để tiến hành dự báo. Mục tiêu của chúng tôi là giới thiệu các cách tiếp cận khác nhau để dự báo và khả năng áp dụng chúng cho từng trường hợp.

Mặc dầu có nhiều công cụ và phương pháp dự báo, chúng có thểđược phân thành bốn loại chính sau:

• Các phương pháp phán đoán liên quan đến việc thu thập ý kiến của các chuyên gia

• Các phương pháp nghiên cứu thị trường liên quan đến các nghiên cứu định tính về hành vi khách hàng

• Các phương pháp dãy thời gian là các phương pháp toán học và kết quả tương lai được ngoại suy từ kết quả quá khứ.

• Các phương pháp nhân quả là các phương pháp toán học mà các dự báo thường dựa trên nhiều các biến số hệ thống.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng pot (Trang 77 - 78)