Chiến lược nhỏ gọn

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng pot (Trang 110 - 112)

III. NHỮNG LỰA CHỌN CHIÉN LƯỢC

1. Chiến lược nhỏ gọn

Không tổ chức nào có thể tránh hoàn toàn chi phí của hậu cần, nên sự lựa chọn tốt nhất là làm cho chi phí thấp nhất đến mức có thể. Mục tiêu hợp lý là tối thiểu hoá chi phía của hậu cần, trong khi chắc chắn được sự hài lòng của khách hàng. Cách tiếp cận này được khái quát hoá thành chiến lược nhỏ gọn.

Những mục tiêu của chiến lược nhỏ gọn là làm cho những hoạt động đều sử dụng ít hơn những nguồn lực- con người, không gian, nhà kho, thời gian,…Nó thiết lập nên dòng di chuyển của nguyên vạt liệu để loại bỏ sự lãng phí, đưa ra khoảng thời gain giữa lúc bắt đầu và kết thúc của một quá trình sản xuất mới ngắn nhất, tối thiều hoá lượng hàng tồn kho và chi phí.

Việc áp dụng chiến lược này diễn ra sớn nhất trong ngành công nghiệp mô tô, dẫn đầu là Toyota. Ban đầu chiến lược này chỉ áp dụng trên sản phẩm nhưng nó đem lại kết quả tốt đến nỗi họ quyết định mở rộng sang áp dụng cho cả tổ chức. Cách tiếp cận này được tóm tắt thành năm điểm chính:

• Giá trị-thiết kế một sản phẩm có gía trị xuất phát từ sự mong đợi của khách hàng

• luồng giá trị- quản lý dòng chu chuyển của nguyên vật liệu thông qua chuỗi cung ứng

• Sự cố gắng liên tục-chỉ sản xuất những sản phẩm mà khách hàng cần

• mục tiêu của sự hoàn hảo-luôn tìm kiếm sự cải tién để tiến gần hơn đến mục tiêu hoạt động hiệu quả

Điểm đầu tiên, giá trị, đăt ra mục tiêu cho tổ chức, chỉ ra làm thế nào để cộng thêm giá trị cho khách hàng cuối cùng của sản phẩm. Điểm thứ hai, dòng giá trị, thiết kế một phương pháp để làm ra sản phẩm này, và đặt ra những yêu cầu cho chuỗi cung ứng. Ba điểm cuối liên quan trực tiếp đến chuỗi cung ứng. Điểm thứ ba, luồng giá trị, có một luồng cu chuyển nguyên vật liệu hiệu quả, loại bỏ sự lãng phí, sự ngắt quãng, chờ đợi và sự chệch hướng. Điểm thứ tư, sự cố gắng liên tục, chỉ ra làm thế nào để kiểm soát doàng nguyên vật liệu. Điểm thứ năm, mục tiêu của sự hoàn hảo, miêu tả sự không ngừng tìm tòi những cải tiến. Đây là một đề tài thông dụng đối với những khởi đầu quản trị cho rằng những khu vực có sự lãng phí nên được liên tục xác định và loại bỏ.

Robert Townsend nói rằng: ‘Tất cả những tổ chức đều có sự lãng phí ít nhất là 50%- lãng phí con người, nỗ lực, lãng phí về không gian và thời gian. Trong suốt quá trình phát triển, Toyota đã xác định được những khu vực dưới đây, nơi sự lãng phí của chuỗi cung ứng thường xảy ra:

• Chất lượng-quá tồi để có thể thoả mãn khách hàng(kể cả bên trong lẫn bên ngoài)

• Giá trị sản phẩm hay năng lực sai lệch-sản xuất sản phẩm, hay có năng lực không đúng với nhu cầu hiện tại

• Quá trình tồi-có sự không cần thiết, quá phức tạp hay những hoạt động chi phối thời gian

• Sự chờ đợi-chờ bắt đầu hay hoàn thành, chờ nguyên liệu đến, chờ thiết bị được sửa chữa,…

• Hoạt động-với những sản phẩm gây ra những hoạt động không cần thiết, lâu và bất tiện trong suốt quá trình

• Hàng tồn kho-giữ quá nhiều hàng tồn kho, gia tăng sự phức tạp và nâng chi phí lên.

Chiến lược nhỏ gọn tìm cách loại bỏ lãng phí này. Cách tiếp cận điển hình làm phân tích chi tiết về những hoạt động hiện tại, và sau đó loại bỏ những hoạt động không cần thiết và không cộng thêm giá trị, loại bỏ sự trì hoãn, đơn giản hoá hoạt động, giảm bớt sự phức tạp, sử dụng công nghệ cao hơn để gia tăng hiệu quả, tìm quy mô mang lại hiệu quả kinh tế, chọn vị trí gần với khách hàng để tiết kiệm vận chuyển, và xoá bỏ những đường kết nối không cần thiết từ chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên chi phí thấp không phải tự nó có nghĩa là hoạt động nhỏ gọnnhỏ gọn. Hoạt động nhỏ gọn duy trì phục vụ khách hàng trong khi sử dụng tiết kiệm nguồn lực-chúng không chỉ đơn giản là tối thiểu hoá chi phí. Một người bán rau quả có thể tối thiẻu hoá chi phí tồn kho bằng cách dự trữ ít hàng tồn kho hơn, nhưng điều này sẽ không tạo ra sự thoả mãn cho khách hàng. Nhiều người cho rằng hoạt động nhỏ gọn có thể đem lại kết quả trong ngành công nghiệp xe hơi, nhưng đối với những chuỗi cung ứng khác lại có thể không. Đặc biệt, hoạt động nhỏ gọn có thể không có kết quả khi tồn tại những điều kiện biến động và không chắc chắn. Một lựa chọn là một chiến lược linh hoạt hơn dựa trên agility(sự linh hoạt).

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng pot (Trang 110 - 112)