TÌNH HUỐNG: PHÂN TÁN RỦI RO

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng pot (Trang 71 - 74)

V. PHÂN TÁN RỦI RO

TÌNH HUỐNG: PHÂN TÁN RỦI RO

ACME là công ty sản xuất và phân phối các thiết bịđiện tử ở miền đông bắc nước Mỹđang phải đối diện với một vấn đề phân phối. Hệ thống phân phối hiện tại phân chia Đông bắc thành hai thị trường và mỗi thị trường có một nhà kho. Một nhà kho ở vị trí Paramus, New Jersey và nhà kho thứ hai tọa lạc ở Newton, Massachusetts. Khách hàng chủ yếu là các nhà bán lẻ, nhận hàng hóa trực tiếp từ nhà kho; trong hệ thống phân phối hiện thời, mỗi khách hàng được ấn định và một thị trường và nhận hàng hóa từ một nhà kho tương ứng.

Các nhà kho nhận sản phẩm từ cơ sở sản xuất ở Chicago. Thời gian để phân phối hàng hóa đến nhà kho khoảng một tuần và cơ sở sản xuất có đủ năng lực sản xuất đểđáp ứng bất kỳ đơn hàng nào. Chiến lược phân phối hiện tại xác định mức phục vụ 97%; đó là chính sách tồn kho cho mỗi nhà kho được thiết với xác suất cạn dự trữ là 3%. Dĩ nhiên các đơn hàng không được đáp ứng là mất mát và khách hàng chuyển sang dùng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và vì thế không thểđược đáp ứng bởi việc cung ứng tương lai.

Vì hệ thống phân phối đầu tiên được thiết kế hơn 17 năm trước đây, tổng giám đốc mới được bổ nhiệm quyết định xem xét hệ thống giao nhận và phân phối hiện tại. ACME quản lý khoảng 1.500 sản phẩm khác nhau trong chuỗi cung ứng và phục vụ khoảng 10.000 khách hàng ở vùng Đông bắc.

ACME đang cân nhắc một chiến lược thay thế sau: Thay thế hai nhà kho hiện tại với một nhà kho duy nhất nằm giữa khu vực Paramus và Newton để phục vụ cho tất cả khách hàng. Chúng ta sẽ xem hệ thống đề nghị này như hệ thống phân phối trung tâm. Tổng giám đốc vẫn yêu cầu mức phục vụ 97% cho toàn hệ thống.

Dĩ nhiên là hệ thống phân phối hiện thời với hai nhà kho có thuận lợi đáng kể so với hệ thống chỉ có một nhà kho bởi vì mỗi nhà kho ở gần sát với một bộ phận khách hàng cụ thể và giảm thời gian đáp ứng đơn hàng cho khách hàng. Tuy nhiên, thay đổi đề nghị cũng có lợi thế; nó cho phép ACME đạt được hoặc là cùng mức phục vụ 97% với mức tồn kho ít hơn hoặc có mức phục vụ cao hơn với cùng số lượng tồn kho.

Về mặt trực giác thì điều này có thểđược giải thích như sau. Với nhu cầu ngẫu nhiên thì có khả năng nhu cầu cao hơn mức trung bình ở một nhà bán lẻ này thì bù lại nhu cầu trung bình sẽ thấp hơn ở một nhà bán lẻ khác. Khi số lượng nhà bán lẻđược phục vụ bởi một nhà kho tăng lên thì khả năng này cũng tăng. Thực ra điều này đúng với nguyên tắc dự báo thứ ba đã được mô tảở phần trên, dự báo tổng hợp là chính xác hơn.

ACME giảm tồn kho bao nhiêu nếu công ty quyết định chuyển sang hệ thống trung tâm nhưng vẫn duy trì mức phục vụ 97%?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần thực hiện phân tích kỹ lưỡng hơn về chính sách tồn kho mà ACME nên sử dụng ở cả hệ thống hiện tại và hệ thống trung tâm. Chúng ta sẽ giải thích phân tích này đối với hai sản phẩm cụ thể, sản phẩm A và sản phẩm B, mặc dầu phân tích phải được thực hiện cho tất cả sản phẩm.

Đối với cả hai sản phẩm, một đơn hàng từ nhà máy có chi phí 60% và chi phí lưu trữ tồn kho là 0.27$ mỗi đơn vị mỗi tuần. Trong hệ thống phân phối hiện tại, chi phí vận chuyển một sản phẩm từ nhà kho đến khách hàng bình quân là 1.05$ mỗi sản phẩm. Người ra dự tính rằng trong hệ thống phân phối trung tâm, chi phí vận chuyển từ nhà kho trung tâm ở mức bình quân là 1.10$. Đối với phân tích này, chúng ta giả sử rằng thời gian đáp ứng đơn hàng là không khác biệt nhiều trong cả hai hệ thống.

Biểu 3-5 và 3-6 cung cấp thông tin quá khứ cho sản phẩm A và B. Các thông tin bao gồm nhu cầu hàng tuần cho tám tuần gần đây ở mỗi khu vực thị trường. Quan sát chúng ta thấy rằng sản phẩm B được bán ra chậm; nhu cầu đối với sản phẩm B là ít hơn tương đối so với nhu cầu của sản phẩm A.

Biểu 3-7 biểu hiện thông tin tóm tắt về nhu cầu bình quân hàng tuần và độ lệch chuẩn về nhu cầu hàng tuần cho mỗi sản phẩm. Biểu cũng trình bày phương sai về nhu cầu của mỗi nhà kho.

Phương sai = Độ lệch chuẩn/ nhu cầu trung bình.

Điều quan trọng là phải hiểu sự khác biệt giữa độ lệch chuẩn và phương sai và cả hai thông số này đều đánh giá sự khác biệt về nhu cầu khách hàng. Thực ra, trong khi độ lệch chuẩn đo lường sự khác biệt tuyệt đối của nhu cầu khách hàng thì phương sai đo lường sự khác biệt tương đối so với nhu cầu bình quân. Ví dụ, trong trường hợp của hai sản phẩm được phân tích, chúng ta nhận thấy rằng sản phẩm A có độ lệch chuẩn lớn hơn trong khi sản phẩm B có phương sai lớn hơn. Sự khác biệt giữa hai sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong phân tích cuối cùng. Biểu 3-6: Số liệu quá khứ cho sản phẩm A Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 Massachusetts 33 45 37 38 55 30 18 58 New Jersey 46 35 41 40 26 48 18 55 Tổng 79 80 78 78 81 78 36 113 Biểu 3-7: Số liệu quả khứ cho sản phẩm B Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 Massachusetts 0 2 3 0 0 1 3 0 New Jersey 2 4 0 0 3 1 0 0 Tổng 2 6 3 0 3 2 3 0

Biểu 3-8: Tóm tắt số liệu quá khứ Thống kê Sản phẩm Nhu cầu bình quân Độ lệch chuẩn của nhu cầu Phương sai Massachusetts A 39.3 13.2 0.34 Massachusetts B 1.125 1.36 1.21 New Jersey A 38.6 12 0.31 New Jersey B 1.25 1.58 1.26 Tổng A 77.9 20.71 0.27 Tổng B 2.375 1.9 0.81

Cuối cùng, lưu ý rằng nhu cầu bình quân của mỗi sản phẩm mà nhà kho phải cân nhắc trong hệ thống phân phối trung tâm là tổng của nhu cầu bình quân ở mỗi nhà kho hiện tại. Tuy nhiên sự biến động mà nhà kho trung tâm gặp phải được đo lường bởi hoặc là độ lệch chuẩn hoặc là phương sai, là ít hơn nhiều so với sự biến động kết hợp mà hai nhà kho hiện tại gặp phải. Vấn đề này tác động lớn đến mức tồn kho ở cả hệ thống hiện tại và đề nghị. Các số liệu này được tính toán ở phần trước và được biểu thịở biểu 3-8

Biểu 3-9: Mức tồn kho Sản phẩm Nhu cầu trung bình Tồn kho bảo hiểm Điểm đặt hàng Q Đặt hàng đến mức Massachusetts A 39.3 25.08 65 132 197 Massachusetts B 1.125 2.58 4 25 29 New Jersey A 38.6 22.80 62 131 193 New Jersey B 1.25 3 5 25 29 Trung tâmn A 77.9 39.35 118 186 304 Trung tâm B 2.375 3.61 6 33 39

Lưu ý rằng tồn kho bình quân đối với sản phẩm A ở nhà kho Paramus, New Jersey là khoảng Tồn kho bảo hiểm + Q/2 = 88

Tương tự, tồn kho bình quân ở Newton, Massachusetts, nhà kho với cùng sản phẩm là khoảng 91 trong khi tồn kho bình quân trong nhà kho trung tâm là khoảng 132 đơn vị. Vì vậy, tồn kho bình quân cho sản phẩm A giảm khoảng 36% khi ACME chuyển từ hệ thống hiện tại sang hệ thống mới, hệ thống trung tâm- một sự giảm đáng kể trong tồn kho trung bình.

Tồn kho trung bình đối với sản phẩm B là 15 ở nhà kho Paramus và 14 ở nhà kho Newton và 20 ở nhà kho trung tâm. Trong trường hợp này, ACME tiến đến giảm khoảng 43% mức tồn kho trung bình.

***************

Ví dụ trên minh họa phân tán rủi ro, một khái niệm quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng. Phân tán rủi ro gợi ý rằng tính biến động của nhu cầu được giảm nếu nhà hoạch định kết hợp nhu cầu ở các vị trí khác nhau bởi vì khi chúng ta kết hợp nhu cầu xuyên suốt các vị trí khác nhau, thì nhu cầu của của một khách hàng sẽ được bù đắp bởi nhu cầu thấp hơn của một khách hàng khác. Việc giảm sự biến động này cho phép giảm tồn kho bảo hiểm và vì thế giảm tồn kho bình quân. Ví dụ, trong hệ thống phân phối trung tâm được giới thiệu ở phần trên, nhà kho phục vụ tất cả khách hàng, điều này dẫn đến việc giảm thiểu sự sai lệch được đo lường bởi hoặc là độ lệch chuẩn hoặc là phương sai.

• Tồn kho trung tâm giảm cả tồn kho bảo hiểm và tồn kho trung bình trong hệ thống. Về mặt trực giác điều này được giải thích như sau. Trong hệ thống phân phối trung tâm, bất cứ khi nào nhu cầu từ một khu vực thị trường cao hơn mức trung bình trong khi nhu cầu ở một vùng thị trường khác là thấp hơn mức trung bình, các hàng hóa được phân bổđầu tiên cho một thị trường có thểđược tái phân bổ cho một thị trường khác. Tiến trình tái phân bổ tồn kho là không thếđối với hệ thống phân phối phi tập trung nơi mà các nhà kho khác nhau phục vụ cho các thị trường khác nhau.

• Phương sai càng lớn thì lợi nhuận mà nhà kho trung tâm đạt được càng cao; đó là lợi ích cao hơn từ việc phân tán rủi ro. Điều này được giải thích như sau. Tồn kho trung bình bao gồm hai bộ phận: một bộ phận tỷ lệ với nhu cầu trung bình hàng tuần (Q) và cấu thành khác tỷ lệ với độ lệch chuẩn của nhu cầu hàng tuần (tồn kho bảo hiểm). Do sự sụt giảm tồn kho trung bình đạt được nhờ sụt giảm trong tồn kho bảo hiểm, thì phương sai càng lớn, tác động của tồn kho bào hiểm đến sự sụt giảm tồn kho càng cao.

• Lợi ích của việc phân tán rủi ro lệ thuộc vào diễn biến nhu cầu từ một thị trường liên quan đến nhu cầu ở một thị trường khác. Chúng ta nói rằng nhu cầu ở hai thị trường có mỗi tương quan chặt nếu có khả năng xảy ra là bất cứ khi nào nhu cầu ở một thị trường lớn hơn mức trung bình thì nhu cầu ở một thị trường khác cũng cao hơn mức trung bình. Tương tự khi nhu cầu từ một thị trường thấp hơn mức trung bình thì nhu cầu ở thị trường khác cũng vậy. Bằng trực giác chúng ta thấy rằng lợi ích từ việc phân tán rủi ro giảm khi mỗi tương quan giữa nhu cầu từ hai thị trường trở nên càng chặt. Trong chương 5, chúng tôi trình bày các ví dụ khác nhau về phân tán rủi ro. Trong chương đó, phân tán rủi ro được áp dụng bằng việc kết hợp nhu cầu giữa các sản phẩm hoặc giữa các giai đoạn thời gian, hơn là giữa các khách hàng như chúng ta thực hiện phân tích ởđây.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng pot (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)