IV. CÁC KÝ THUẬT GIẢI QUYẾT
2. Các mô hình mô phỏng và các kỹ thuật tối ưu
Các kỹ thuật tối ưu toán học được trình bày ở trên có những giới hạn đáng kể. Chúng giải quyết các vấn đề ở trạng thái tĩnh – điển hình là xem xét nhu cầu hàng năm hoặc trung bình- và chúng không được xem là không thay đổi theo thời gian. Các công cụ dựa trên mô phỏng xem xét trạng thái động của hệ thống và có khả năng mô tả hiệu quả của hệ thống đối với một thiết kế trước. Vì vậy để cho người sử dụng cung cấp mô hình mô phỏng với các giải pháp. Điều này hàm ý rằng các mô hình mô phỏng cho phép người sử dụng tiến hành các phân tích ở góc độ vi mô. Thực ra, mô hình mô phỏng bao gồm:
1. Vấn đề về đặt hàng riêng lẻ 2. Các chính sách tồn kho cụ thể
3. Sự dịch chuyển hàng tồn kho bên trong nhà kho
Đáng tiếc là các mô hình mô phỏng chỉ thực hiện với thiết kế mạng lưới hậu cần đã được xác định trước. Mặt khác, với một cấu hình cho trước về nhà kho, trung gian bán lẻ...thì mô hình mô phỏng có thể được sử dụng để hỗ trợ trong việc ước tính chi phí liên quan đến việc vận hành cấu hình đó. Nếu một cấu hình khác được xem xét (ví dụ một vài khách hàng được phục vụ bởi một nhà kho khác), mô hình cần được chạy lại. Chúng ta sẽ xem xét việc này chi tiết hơn ở chương 12, mô phỏng không phải là công cụ tối ưu hóa. Thực là hữu ích khi xác định đặc điểm về thành tích hoặc kết quả của một cấu hình cụ thể, nhưng không xác định được cấu hình hiệu quả từ số lượng lớn các cấu hình tiềm năng.
Hơn nữa một mô hình mô phỏng chi tiết kết hợp thông tin về việc đặt hàng của các khách hàng khác nhau, mức tồn kho cụ thể và các chính sách sản xuất, chiến lược phân phối thường nhật...có thể cần nhiều thời gian cho máy điện toán để đạt được mức độ chính xác mong muốn về kết quả của hệ thống. Điều này hàm ý rằng chúng ta chỉ sử dụng công cụ mô phỏng khi cân nhắc đến rất ít các phương án.
Vì vậy nếu tính động của hệ thống không phải là vấn đề chính thì mô hình tĩnh là thích hợp và kỹ thuật tối ưu hóa bằng toán học có thể được vận dụng. Khi tính động của hệ thống là vấn đề quan trọng, cần phải sử dụng cách tiếp cận hai giai đoạn do Hax và Candea đưa ra trên cơ sở tận dụng điểm mạnh của cả cách tiếp cận theo mô phỏng và cách tiếp cận tối ưu hóa.
1. Sử dụng một mô hình tối ưu để tạo ra những giải pháp ít chi phí nhất ở cấp độ vĩ mô, có cân nhắc đến những thành tố chi phí quan trọng nhất
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Tại sao việc xem xét một cách định kỳ cách bố trí mạng lưới hậu cần là quan trọng đối với một doanh nghiệp? Yêu cầu của doanh nghiệp đối với mạng lưới hậu cần thay đổi theo thời gian như thế nào?
2. Trong một doanh nghiệp, ai tham gia vào dự án thiết kế mạng luới (Sản xuất, bán hàng, marketing...)? Như thế nào?
3. KLF Electronics là công ty sản xuất các thiết bị điện tử của Mỹ. Công ty chỉ có một cơ sở sản xuất ở San Jose, California.
KLF Electronics phân phối sản phẩm của nó qua năm nhà kho vùng có vị trí ở Atlanta, Boston, Chicago, Dallas và Los Angeles. Trong hệ thống phân phố hiện tại, nước Mỹ được phân chia thành năm thị trường chính, và mỗi khu vực do một nhà kho vùng đảm trách. Khách hàng, chủ yếu là các nhà cửa hàng bán lẻ, nhận hàng hóa trực tiếp từ nhà kho vùng trong khu vực của họ. Đó là, trong hệ thống phân phối hiện tại, mỗi khách hàng được ấn định vào một thị trường riêng biệt và nhận hàng hóa từ một nhà kho khu vực. Các nhà kho nhận sản phẩm từ cơ sở sản xuất. Tiêu biểu phải mất khoảng hai tuần để đáp ứng một đơn hàng từ bất kỳ nhà kho nào. Trong những năm gần đây, KLF đã nhận thức đuợc những áp lực từ cạnh tranh và những đòi hỏi từ khách hàng phải cải thiện mức phục vụ và giảm chi phí. Để thực hiện điều này, KLF phải xem xét một phương án chiến lược phân phối khác mà ở đó các nhà kho ở năm khu vực được thay thế bằng một nhà kho duy nhất, nhà kho trung tâm chịu trách nhiệm cho tất cả các đơn hàng.
Mô tả bạn sẽ thiết kế mạng lưới hậu cần mới bao gồm chỉ có một nhà kho như thế nào? Hãy giải thích hướng giải quyết; những bước chính là gì? Cụ thể là dữ liệu nào bạn cần? Thuận lợi và bất lợi của chiến lược phân phối đề nghị so với chiến lược phân phối hiện tại là gì?
4. Trong việc lựa chọn vị trí nhà kho tiềm năng, điều quan trọng là phải xem xét các vấn đề chẳng hạn như điều kiện địa lý và cơ sở hạ tầng, nguồn lực tự nhiên và sự sẵn sàng của lực lượng lao động, ngành địa phương và các điều luật về thuế, những quan tâm của công chúng. Đối với mối một ngành sau, cho những ví dụ cụ thể về những vấn đề được liệt kê ở trên có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà kho tiềm năng như thế nào?
a. Sản xuất ô tô b. Dược phẩm c. Sách báo
d. Sản xuất máy bay e. Phân phối sách
f. Sản xuất và phân phối vật dụng trong nhà g. Sản xuất máy vi tính
5. Xem xét ngành dược phẩm và hóa chất. Trong ngành dược phẩm, sản phẩm có lợi nhuận cao và sử dụng vận chuyển hàng qua đêm. Mặt khác, trong ngành hóa chất, sản phẩm có lợi nhuận thấp và chi phí vận chuyển hàng đi là đắt hơn nhiều so với vận chuyển nguyên vật liệu đến. Những đặc điểm này tác động đến số lượng nhà kho của các doanh nghiệp trong hai ngành này là gì?
6. Trong mục của chương (2 của phần II), chúng ta quan sát rằng cấu trúc chi phí vận chuyển TL không đối xứng. Tại sao như vậy?
7. Thảo luận về một vài bộ phận cụ thể tạo nên chi phí vận hành, cố định và lưu trữ tương ứng với một nhà kho?
8. Sư khác biệt giữa việc sử dụng một kỹ thuật tối ưu chính xác và thực nghiệm để giải quyết một vấn đề?
9. Mô phỏng là gì?, và nó giúp việc giải quyết các bài toán khó về hậu cần như thế nào?
CHƯƠNG 3 :