CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VI MÔ VÀTHỰC TRẠNG THU HÚT TƯ NHÂN ĐẦU TƯ VÀO THỰC TRẠNG THU HÚT TƯ NHÂN ĐẦU TƯ VÀO MẠNG LƯỚI TÀI CHÍNH VI MÔ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chương 2: Đánh giá thị trường TCVM và thực trạng thu hút tư nhân đầu tư vào mạng lưới TCVM tài chính vi mô ở Việt NamViệt Nam hiện nay
2.1. Đánh giá thị trường TCVM tài chính vi mô ở Việt NamViệt Nam
Vào đầu những năm 90, cùng với trào lưu chung của thế giới, TCVM do các tổ chức không phải là ngân hàng thực hiện bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Có thể coi hội nghị quốc tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương về « Việc làm và tăng thu
nhập cho phụ nữ » do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đăng cai tổ chức tại Hà Nội năm 1987 như điểm xuất phát cho các dự án tín dụng, tiết kiệm dành cho phụ nữ tại Việt Nam.
Trải qua gần 20 năm trưởng thành và phát triển, TCVM đã đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Mặc dù là nước đi sau, nhưng Việt Nam vẫn chưa tận dụng được chiến lược « đi tắt, đón đầu » trong chiến lược phát triển. Xét tiến trình phát triển của ngành TCVM Việt Nam thì Việt Nam đi sau các nước trên thế giới 20 năm, và cho đến nay, Việt Nam cũng vẫn đi sau các nước trên thế giới 20 năm trong tiến trình phát triển. TCVM Việt Nam hiện nay đang nằm ở giai đoạn thứ ba của tiến trình phát triển, đạt được khả năng độc lập, tự chủ về hoạt động, tiến tới bền vững về tài
chính ; tỷ lệ bao cấp và tài trợ nhỏ dần. Hiện nay, các sản phẩm tài chính vi mô ở Việt Nam mới chỉ bao gồm tín dụng vi mô, tiết kiệm vi mô, bảo hiểm vi mô ; mà chưa có các sản phẩm chuyển tiền và thanh toán. Do vậy, trong chuyên đề này cũng sẽ chỉ tập trung nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ TCVM đã được cung cấp trên thị trường Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Các dịch vụ TCVM ở Việt Nam trong những năm vừa qua được cung cấp từ ba khu vực 6 :
Cung từ khu vực chính thức : chủ yếu là NHNN&PTNT, NHCSXH và các
Quỹ tín dụng nhân dân.
Cung từ khu vực bán chính thức : bao gồm các dự án do các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế tài trợ ; các chương trình, dự án do các tổ chức đoàn thể thành lập từ nguồn ngân sách cấp hoặc từ đóng góp của các thành viên.
Cung từ khu vực phi chính thức : chủ yếu là hình thức chơi hụi/họ, vay
mượn họ hàng, bạn bè hoặc đi vay nặng lãi, cầm đồ.
Dưới đây sẽ phân tích cụ thể tình hình cung cấp các sản phẩm dịch vụ TCVM ở Việt Nam trong thời gian qua cũng như khoảng trống thị trường dành cho mỗi loại hình dịch vụ. Từ đó, đưa ra cơ sở khẳng định sự cần thiết của các nhà đầu tư tham gia vào mạng lưới ngành.
2.1.1. Đánh giá nhu cầu sử dụng các dịch vụ TCVM
2.1.1.1. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính vi mô rất lớn
(i) Nhu cầu về tín dụng vi mô: 70% dân số làm nông nghiệp trong đó 90%
người nghèo sống ở nông thôn, rất cần dịch vụ tài chính vi mô để phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển ngành nghề phụ. Ngân hàng Thế giới (năm 1995)1 ước tính rằng tổng nhu cầu tín dụng mỗi năm vào khoảng 31,000 tỷ đồng. (và con số này vượt quá lượng cung hiện có từ khu vực tài chính chính thức). Trong nghiên cứu này, các ước tính nhu cầu vay vốn ngắn hạn ở nông thôn được giả định như sau: một số hộ nông dân chỉ với 3 hoạt động (nuôi 2 con lợn, 1 gia súc và canh tác 0.5 ha lúa) cần khoảng 6,4 triệu đồng cho tổng chi phí sản xuất. Chi phí nuôi 1 con lợn là 1,302,000đ, nuôi gia súc là 3,795,000đ và trồng lúa là 1,300,000đ (tính theo giá năm 1996).
- Nếu tính theo chuẩn nghèo cũ thì hiện nay số người nghèo ở Việt Nam là khoảng 12 triệu người. Giả định bình quân mỗi hộ cần ít nhất 50% tổng chi phí sản xuất, tức là 3,2 triệu đồng, thì tổng nhu cầu vốn vay ngắn hạn ở nông thôn là khoảng 38,400 tỷ đồng.
- Nếu tính theo chuẩn nghèo mới năm 2009 (thu nhập thành thị là 390.000/tháng, thu nhập nông thôn là 300.000/tháng) và tính cả tốc độ tăng giá từ năm 1996-2009 thì lượng cầu về tín dụng vi mô còn lớn hơn nhiều.
2.1.1. Thị trường tiết kiệm vi mô2.1.1.1. Đánh giá 2.1.1.1. Đánh giá
(ii) Nnhu cầu về tiết kiệm vi mô