- Cung từ khu vực bán chính thức: chiếm khoảng hơn 5% thị trường cho vay vi mô, bao gồm các dự án do các tổ
3.23.2. Dự báo nhu cầu nguồn lực dành cho việc đáp ứng mục tiêu của TCVM
Hiện nay, theo chuẩn nghèo mới năm 2009 thì tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam là 16-17%, tương ứng với 3.2-3.4 triệu hộ nghèo. Nhu cầu về tín dụng vi mô phục vụ cho sản xuất ước tính vào khoảng 64,032 tỷ đồng (3.6 tỷ $) (mỗi người nghèo cần ít nhất 50% chi phí sản xuất, tức là 3.2 triệu đồng)
kinh doanh. Những con đường chính là :
• Các chương trình mục tiêu quốc gia về thực hiện xóa đói giảm nghèo
• Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại và NHCSXH.
• Hoạt động TCVM của nước ngoài độc lập hoặc phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp…để đưa vốn về cho người nghèo.
• Hoạt động TCVM của bản thân các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội… như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức cơ sở của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam… tự đứng ra vận động huy động vốn và cho vay ngay trong làng xã, thôn xóm…
Đánh giá khả năng đáp ứng của ngân sách
Trong giới hạn ngân sách còn hạn hẹp, Chính phủ không thể đáp ứng hết nhu cầu của người nghèo về tín dụng vi mô. Nguồn ngân sách dành cho xóa đói, giảm nghèo chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu này. Trong nghiên cứu này, tập trung vào đánh giá khả năng đáp ứng của ngân sách thông qua NHCSXH.
Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ nghèo. Điều đó được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 10: Nguồn vốn cho vay tín dụng ưu đãi hộ nghèo những năm qua16
Đơn vị : Tỷ đồng
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
các thành phần chính sách khác trong xã hội. Điều đó được thể hiện qua các bảng sau :
Bảng 11: Tỷ trọng vốn tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo qua các năm17
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Vốn 100% 79,7% 81,2% 80,8% 79,5% 66,6% 59,4%
Mức cho vay còn quá thấp nên hiệu quả kinh tế - xã hội đạt được chưa cao. Điều này được thể hiện ở bình quân dư nợ/khách hàng của NHCSXH :
Bảng 12: Bình quân dư nợ/khách hàng của NHCSXH 18
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Bình quân dư nợ/khách hàng
2,544 2,904 3,598 4,207 4,920 5,922 6,408
Những đánh giá trên cho thấy, mặc dù phần lớn là cung cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, nhưng tỷ trọng nguồn vốn NHCSXH dành cho hộ nghèo ngày càng giảm, mức cho vay tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp. Do vậy, cung tín dụng ưu đãi từ ngân sách nhà nước không thể giải quyết được nhu cầu về tín dụng ngày càng tăng của hộ nghèo. Vì vậy, giải pháp tăng tiếp cận của hộ nghèo đến với các sản phẩm, dịch vụ TCVM là thu hút vốn đầu tư tư nhân vào mạng lưới này.