Đánh giá nhu cầu về tín dụng vi mô

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vì nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (Trang 81 - 86)

- Cung từ khu vực bán chính thức: chiếm khoảng hơn 5% thị trường cho vay vi mô, bao gồm các dự án do các tổ

2.1.2.1. Đánh giá nhu cầu về tín dụng vi mô

Vào đầu những năm 90, đặc biệt là từ khi có chính sách khoán ruộng và những cải cách về nông nghiệp, nhu cầu vay vốn của những gia đình nông thôn ngày càng tăng. Những cải cách này đã thúc đẩy nhu cầu vốn của 12 triệu gia đình nông thôn, trong đó có khoảng 10 triệu hộ đã được cá thể hóa ruộng đất. Cho đến nay, khi nền kinh tế ngày càng hội nhập thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ TCVM cũng ngày càng tăng lên.

70% dân số làm nông nghiệp trong đó 90% người nghèo sống ở nông thôn, rất cần dịch vụ tài chính vi mô để phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển ngành nghề phụ. Có nhiều cách tính nhu cầu về tín dụng của người nghèo.

Nếu theo cách tính của Ngân hàng Thế giới (năm 1995)9 thì ước tính rằng tổng nhu cầu tín dụng hộ nghèo mỗi năm của Việt Nam vào khoảng 31,000 tỷ đồng và con số này vượt quá lượng cung hiện có từ khu vực tài chính chính thức.

khoảng 6,4 triệu đồng cho tổng chi phí sản xuất. Chi phí nuôi 1 con lợn là 1.302.000đ, nuôi gia súc là 3.795.000đ và trồng lúa là 1.300.000đ (tính theo giá năm 1996). Nếu tính theo chuẩn nghèo cũ thì hiện nay số người nghèo ở Việt Nam là khoảng 12 triệu người. Giả định bình quân mỗi hộ cần ít nhất 50% tổng chi phí sản xuất, tức là 3.2 triệu đồng, thì tổng nhu cầu vốn vay ngắn hạn ở nông thôn là khoảng 38,400 tỷ đồng.

- Nếu tính theo chuẩn nghèo mới năm 2009 (thu nhập thành thị là 390.000/tháng, thu nhập nông thôn là 300.000/tháng) thì số người nghèo ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 3,2-3,4 triệu người. Như vậy, tổng nhu cầu vay vốn ngắn hạn ở nông thôn vào khoảng 10,88 tỷ đồng. Nếu tính cả tốc độ tăng giá từ năm 1996-2009 thì lượng cầu về tín dụng vi mô còn lớn hơn nhiều. Có phải ai nghèo cũng có nhu cầu về tín dụng ?

Theo kết quả điều tra dân cư của Tổng cục Thống kê năm 2004 đã chỉ ra rằng « thiếu vốn là nguyên nhân cơ bản của tình trạng đói nghèo »

Bảng 5: Các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo

Nguyên nhân Tỷ trọng

Đông người 13,72%

Rủi ro 1,32%

Mắc tệ nạn xã hội 1,12%

Bệnh tật 9,03%

Thiếu kinh nghiệm 27,11%

Thiếu lao động 7,76%

Thiếu đất 26,12%

Thiếu vốn 65,95%

Cung từ khu vực chính thức : Chiếm trên 90% thị trường cho vay vi mô, tập trung chủ yếu ở NHCSXH, NHNN&PTNT và các Quỹ Tín dụng nhân dân. Các định chế tài chính chính thức đã cung cấp dịch vụ tín dụng vi mô cho một số lượng lớn khách hàng là người nghèo, người có thu nhập thấp.

Cung từ khu vực bán chính thức : Chiếm khoảng hơn 5% thị trường cho vay vi mô. Hiện nay có khoảng 58 NGO quốc tế đã hỗ trợ các chương trình TCVM, mà kênh chủ yếu là thông qua các tổ chức đoàn thể. Các định chế này hiện được Nhà nước công nhận nhưng vẫn chưa được thể chế hóa, đang trong quá trình chuyển đổi. Cung từ khu vực phi chính thức : Chiếm một thị phần rất nhỏ, khoảng 4% thị trường cho vay vi mô.

NHCSXH chiếm một tỷ lệ lớn trong việc cung tín dụng ưu đãi cho người nghèo. Tuy nhiên, trong việc cung cấp tín dụng cho hộ nghèo của NHCSXH còn rất nhiều hạn chế : Việc xác định đối tượng hộ nghèo còn nhiều bất cập. Nhiều người vay vốn không thuộc danh sách hộ nghèo. Một bộ phận lớn người nghèo còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách chế độ, xem việc vay vốn như chính sách cho không của Nhà nước, sử dụng vốn vay kém hiệu quả, có hiện tượng đã thoát nghèo nhưng chây ỳ không trả nợ. Công tác bình xét các hộ được vay vốn chưa chặt chẽ hoặc chưa dân chủ nên thường dẫn đến tình trạng chia đều vốn cho các hộ gia đình mà không căn cứ vào nhu cầu cụ thể của từng hộ, hoặc cho vay cả những hộ không thuộc đối tượng được thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Cơ chế xử lý nợ rủi ro đối với hộ nghèo nói riêng và các đối tượng chính sách nói chung còn nhiều bất cập, chỉ mới có chính sách miễn, giảm lãi, xóa nợ cho hộ bị rủi ro ; không có các biện pháp xử lý khoanh nợ, nên việc xử lý rủi ro không giúp được hộ vay khắc phục khó khăn để khôi phục sản xuất và ổn định đời sống. Công tác xử lý nợ của liên Bộ

Bảng 6: Tổng quan về sản phẩm tín dụng vi mô

Mặc dù lãi suất cho vay của khu vực bán chính thức tương đối cao so với lãi suất ở khu vực chính thức. Song, so với nhóm đồng đẳng trên thế giới thì lãi suất này chỉ

Tổ chức Lãi

suất/tháng

Mức vốn vay

(VNĐ)

Điều kiện vay

Phương thức hoàn trả vốn vay NHNN&PTNT 0,8-1,2%, phụ thuộc lãi suất thị trường > 10 triệu Không cần thế chấp, cần được bảo lãnh thông qua các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân…

Trả hết một lần hay trả từng phần Quỹ TNND 1,1-1,3% - - - NHCSXH 0,5-0,65% >7 triệu Không cần thế chấp, chỉ cần là hộ nghèo theo đánh giá của xã, phường Hoàn trả lãi theo tháng, quý, tùy theo thỏa thuận của 2 bên Định chế TCVM bán chính thức 0,9-2% 200.000- 5 triệu Bảo lãnh của nhóm, tiết kiệm bắt buộc Trả hàng tuần, 2 tuần/lần, hoặc trả hàng tháng

được nguồn chi phí cho vay thấp do đó lãi suất cho vay cũng thấp hơn 1/3 nhưng vẫn trang trải được các chi phí.

Năm 2005, mới có khoảng 35 vạn hộ nghèo (gần 8% số hộ nghèo tại Việt Nam) được tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính vi mô. Nếu tính cả NHCSXH và NHNNNT thì tổng số người nghèo được tiếp cận với dịch vụ tài chính vi mô khoảng 4 triệu người. Ước tính, các khoản tín dụng của tài chính vi mô ở Việt Nam bằng 4% GDP.

Qua khảo sát các hộ gia đình có thu nhập thấp cho thấy, hiện tượng vay trùng lặp nhiều nguồn khác nhau chiếm từ 30-50%. Nguyên tắc mỗi hộ chỉ vay từ một nguồn đã không phải là tối ưu nên không được tuân thủ triệt để.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân trên tổng tài sản cao : Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài

sản khoảng 3,8% trên tổng tài sản sau khi đã điều chỉnh lạm phát (không tính đến những khoản trợ cấp của Chính phủ và các nhà tài trợ).

Bảng : Tình hình tài chính và doanh thu của các định chế TCVM Việt Nam, trên thế giới và trong khu vực

Thế giới Việt Nam Châu Á Tình hình tài chính

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản 0,9% 3,8% 0,1% Tỷ lệ thu nhập trên vốn tự có 4% 5,4% 2,5%

Tỷ lệ tự vững hoạt động 115% 153% 115%

Doanh thu

Doanh thu tài chính trên tổng tài sản 25% 14% 21%

Lợi nhuận biên 5% 31% 2%

Nhiều báo cáo cho thấy, hầu hết người nông dân chấp nhận tất cả các loại hình dịch vụ TCVM, cho dù nó khác nhau về lãi suất, thời hạn, mức vay và phương pháp hoàn trả. Hiện tượng này phản ánh tình trạng đói vốn nghiêm trọng và tính đa dạng của nhu cầu.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vì nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w