- Cung từ khu vực bán chính thức: chiếm khoảng hơn 5% thị trường cho vay vi mô, bao gồm các dự án do các tổ
2.1.3.2. Đánh giá khả năng cung cấp bảo hiểm vi mô
Các mô hình cung cấp BHVM là :
• Mô hình dịch vụ hoàn chỉnh : Một công ty bảo hiểm thương mại, hoặc một định chế TCVM đứng ra cung cấp các dịch vụ hoàn chỉnh của BHVM mà không cần thông qua một tổ chức trung gian nào khác.
• Mô hình dựa vào cộng đồng : là một tổ chức tương trợ do những người tình nguyện trong cộng đồng tiến hành. Các thành viên cũng đồng thời là người chủ, sẽ xác định các dịch vụ bảo hiểm, định phí và quản lý các hoạt động hàng ngày. Vì họ tham gia vào việc thiết kế sản phẩm, mô hình nay có vẻ có nhiều khả năng phục vụ tốt hơn lợi ích của khách hàng.
• Mô hình đối tác – đại lý : Trong mô hình này, định chế TCVM cung cấp dịch vụ bảo hiểm bằng cách cộng tác với một công ty bảo hiểm truyền thống. Thỏa thuận này cũng giống như thỏa thuận giữa các công ty bảo hiểm với các đại lý từ nhiều năm nay, trong đó đại lý bán và làm các dịch vụ liên quan đến sản phẩm để được nhận tiền hoa hồng. Một số đại lý thậm chí còn cung cấp các sản phẩm của nhiều công ty bảo hiểm khác nhau. Công ty bảo hiểm làm nhiệm vụ phân tích tình hình rủi ro…
hội cho tất cả mọi người.
Chính phủ cũng đồng ý tạo một cơ chế quản lý tài chính khuyến khích các nhà bảo hiểm đa dạng hóa và cải thiện các sản phẩm truyền thống, mở rộng phạm vi và khu vực địa lý hoạt động đến tận những người có thu nhập thấp và người dân ở vùng sâu, vùng xa.
Chương trình bảo trợ xã hội của Chính phủ ngày càng rộng, nhưng nhiều hộ thu nhập thấp vẫn không thể tiếp cận đến bảo hiểm xã hội hoặc y tế (và không rõ trong thời gian tới liệu họ có tiếp cận các chương trình này một cách hiệu quả hay không). Vẫn còn tồn tại thách thức về việc cải thiện nhận thức và sự tin tưởng của công chúng vào sản phẩm bảo hiểm.
Các định chế tài chính
Nằm giữa một bên là cung cấp phúc lợi xã hội và một bên là bảo hiểm thương mại, các định chế TCVM và các tổ chức xã hội đang ngày càng tích cực tạo điều kiện hỗ trợ thành viên của hộ tiếp cận dịch vụ bảo hiểm, thông qua việc hình thành các quỹ tương trợ hoặc trở thành đại lý của công ty bảo hiểm. Hiện nay, các công ty bảo hiểm cũng đã trở nên quan tâm thiết lập quan hệ đối tác với các tổ chức này, do nhu cầu triển khai mô hình kinh doanh mới và được tiếp thêm cảm hứng bởi sự thành công ban đầu của các thử nghiệm gần đây.
Nói chung, ít có sự thay đổi về sản phẩm bảo hiểm cung cấp cho thị trường thu nhập thấp trong vòng 3 năm trở lại đây. Không có công ty bảo hiểm thương mại nào đăng ký với Bộ Tài chính (MOF) một sản phẩm thiết kế riêng
Cho đến nay, phúc lợi xã hội và sản phẩm bảo hiểm thương mại được cung cấp qua các kênh riêng biệt, tương đối ít cạnh tranh và hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Và điều này chỉ có thể thay đổi khi số lượng công ty bảo hiểm thương mại ngày càng tăng và Chính phủ tìm kiếm các phương thức để thực hiện cam kết cung cấp
Các công ty bảo hiểm hoạt động vì mục đích lợi nhuận hiếm khi cung cấp những sản phẩm hấp dẫn với người nghèo. Tuy nhiên, một số cơ chế vì lợi nhuận cũng đã xuất hiện để cung cấp bảo trợ xã hội cho những người có thu nhập thấp tại chính cấp địa phương. Hai chương trình lớn là nhóm bảo hiểm vi mô và quỹ tín dụng11 . Một vài sản phẩm bảo hiểm vi mô đã được cung cấp ở Việt Nam. Nhìn chung, ngành bảo hiểm đang tăng trưởng nhanh chóng, mặc dù xuất phát điểm là rất thấp. Các nhóm bảo hiểm vi mô và các tổ chức quần chúng đã xây dựng các chương trình như Quỹ hỗ trợ, Quỹ dự trữ cứu đói thiên tai… Một số công ty bảo hiểm vì lợi nhuận cũng đã cung cấp những sản phẩm bảo hiểm vi mô. Bảo Việt đã đề xuất yêu cầu đóng mức phí thấp : chỉ 15,000 đồng/người/tháng đối với thanh niên dưới 31 tuổi. Đây là mức đóng cho một hợp đồng có giá trị 5 triệu đồng trong trường hợp tử vong. Các tổ chức quần chúng (đặc biệt là hội phụ nữ) và các định chế TCVM được sử dụng như người môi giới bảo hiểm. Hầu hết các TCVM mới chỉ cung cấp dịch vụ tài chính tín dụng và tiết kiệm bắt buộc, một số tổ chức bắt đầu huy động tiết kiêm tự nguyện. Năm 2006, Công ty bảo hiểm nhân thọ Bưu chính cũng bắt đầu cung cấp ra thị trường những sản phẩm phù hợp với người có thu nhập thấp. Công ty sẽ cung cấp những dịch vụ này tới các gia đình lao động Việt Nam những người có khả năng đóng góp mức nhỏ nhưng cũng có có nhu cầu lớn về bảo hiểm. Hiện nay, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển (HTPN) Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận) đã thành công với sản phẩm bảo hiểm sinh mạng – tín dụng đã thu hút được sự quan tâm của các tổ chức tài chính khác. Tuy nhiên, người thu nhập thấp không chỉ cần bảo hiểm sinh mạng – tín dụng mà còn cần đến các sản phẩm khác, như bảo hiểm y tế, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, bảo hiểm tài sản… Một số tổ chức phi chính phủ áp dụng thử nghiệm mô hình này như Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, Quỹ tình thương TYM.
hộ gia đình có thu nhập trung bình và cao. Mặc dù thị trường này vẫn chưa được khai thác hết, có dấu hiệu cho thấy các công ty bảo hiểm bắt đầu khám phá thị trường hộ thu nhập thấp rộng lớn. Sự kết hợp giữa một công ty bảo hiểm thương mại và một định chế TCVM đã cho thấy mối quan hệ đối tác có thể đem lại kết quả tốt đẹp và lợi ích cho cả hai bên. Ông Đỗ Hoàng Phương, Phó trưởng phòng, Phòng Bảo hiểm Con người, thuộc Tổng công ty Bảo Việt đã bày tỏ mong muốn hợp tác với các định chế TCVM khác để cung cấp sản phẩm BHVM.
Với sự thành công của mô hình đại lý-đối tác giữa Bảo Việt-Quỹ hỗ trợ phụ nữ Ninh Phước, hiện nay, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (ở TP Hồ Chí Minh) đã kết hợp với CEP để cung cấp sản phẩm bảo hiểm y tế cho khách hàng của CEP.
Cuối năm 2008, M7 bắt đầu tiến hành hoạt động BHVM tương hỗ trong toàn hệ thống M7 và tiến hành xây dựng kế hoạch kinh doanh cho loại hình dịch vụ này.