- Cung từ khu vực bán chính thức: chiếm khoảng hơn 5% thị trường cho vay vi mô, bao gồm các dự án do các tổ
2.3.5. Đánh giá năng lực thể chế của các định chế tài chính vi mô hiện có Điểm mạnh:
Điểm mạnh:
Sau khi Nghị định 28 ra đời, đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của ngành TCVM Việt Nam, cùng với đó là những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao
tài chính và hoạt động (như TYM, CEP, MFWG, Bình Minh CDC…). Trong năm nay, theo báo cáo của MFWG, sẽ có khoảng 10 định chế TCVM được công nhận là định chế TCVM chính thức.
Báo cáo tài chính của các Định chế TCVM lớn như CEP, TYM… đã được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn như KPMG, Planet Rating…
Điểm yếu:
Chưa có Định chế TCVM nào trong khu vực bán chính thức được công nhận theo tiêu chuẩn của Chính phủ. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có thông tư hướng dẫn
các tổ chức tài chính vi mô chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty TNHH nhưng hiện nay chưa một tổ chức tài chính vi mô nào ở Việt Nam đăng ký hoạt động theo mô hình mới, vẫn chưa có một công ty tài chính vi mô đúng nghĩa theo quy định của Chính phủ. Do chưa chuyển đổi được thành một nhóm các tổ chức hoạt động có tiêu chuẩn, quy tắc thống nhất hoặc có một tổ chức bao trùm như Hiệp Hội các định chế TCVM Việt Nam nên đã đặt các định chế TCVM ở Việt Nam vào vị thế yếu hơn khi tham gia thị trường tài chính mở cửa. Tuy nhiên, trong tương lai gần, Việt Nam sẽ thành lập Hiệp hội TCVM Việt Nam. Ngày 27/02/2009, tại hội trường Nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị Thường niên năm 2008 Nhóm công tác Tài chính Vi mô Việt Nam và Đại hội trù bị thành lập Hiệp hội Tài chính Vi mô Việt Nam. Hội nghị này được Nhóm công tác Tài chính Vi mô Việt Nam thông qua quyết định cơ chế hóa thành cơ cấu pháp lý mang tính hiện đại và chuyên nghiệp hơn với khả năng tốt hơn để phục vụ hội viên, vốn là các tổ chức Tài chính Vi mô Thực tiễn Tốt tại Việt Nam. Theo đó, cơ cấu pháp lý phù hợp cho việc thể chế hóa là Hiệp hội Tài chính Vi mô Việt Nam
tại Việt Nam, tạo điều kiện cho Chính phủ Việt Nam dần dần bãi bỏ việc cho vay theo chính sách”.
Quy mô hoạt động còn nhỏ lẻ, tự phát, số lượng các Định chế TCVM nhiều, song,
trừ một số Định chế TCVM hoạt động với quy mô lớn, đạt sự bền vững về tài chính và hoạt động (như TYM, CEP, MFWG, Bình Minh CDC…), hầu hết các định chế có quy mô nhỏ, tự phát, việc cung cấp các dịch vụ TCVM còn chưa chuyên nghiệp, còn mang tính xã hội nhiều hơn tính kinh tế.
Còn nhiều Định chế TCVM chưa bền vững về mặt tài chính và hoạt động, các định
chế TCVM đang trong quá trình chuyển đổi, năng lực thể chế và hoạt động của nhiều định chế TCVM còn chưa đạt hiệu quả. Nền tảng cho sự thành công và bền vững của các Định chế TCVM là việc phân tích tài chính tốt. Tuy nhiên, phần lớn các Định chế TCVM chưa tiến hành các hoạt động phân tích tài chính định kỳ và thường xuyên, chưa tuân thủ các chuẩn mực kế toán theo quy định của ngành ngân hàng trong nước và các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.
Còn thiếu những kỹ năng chuyên môn để đáp ứng những đòi hỏi mới về hoạt động, quản lý tài chính, hầu hết tổ chức tài chính vi mô hiện nay đều thiếu kỹ năng
chuyên môn để đáp ứng những đòi hỏi mới về hoạt động, quản lý tài chính và báo cáo tài chính.
Nguồn vốn nhỏ, phần lớn là vốn tài trợ, tỷ trọng vốn vay thương mại rất í, chưa có tư cách pháp nhânt, do đó các Định chế TCVM Việt Nam không tiếp cận được tới
các nguồn tài trợ cần thiết đảm bảo cho quá trình chuyển đổi thành tổ chức tài chính có tư cách pháp nhân và chưa thể tiếp cận được các nguồn vốn thương mại cho việc mở rộng quy mô hoạt động của mình. Qua phân tích thực tế cho thấy, rất
Công tác quản trị và điều hành nguồn nhân lực của các định chế TCVM còn yếu kém và chưa chuyên nghiệp (hầu hết các chương trình sử dụng cán bộ đoàn thể
kiêm nhiệm). Các chương trình TCVM của các tổ chức xã hội trong khu vực bán chính thức không theo một cơ chế quản lý điều hành, do vậy hiệu quả và tính chuyên nghiệp cũng như sự minh bạch không cao. Ngoài ra, công nghệ ngân hàng còn lạc hậu, trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng còn yếu và chưa đồng bộ.