Khoảng trống thị trường dành cho TCVM

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vì nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (Trang 98 - 99)

- Cung từ khu vực bán chính thức: chiếm khoảng hơn 5% thị trường cho vay vi mô, bao gồm các dự án do các tổ

2.1.3. Khoảng trống thị trường dành cho TCVM

Mặc dù đã triển khai được gần 20 năm tại Việt Nam với vai trò giúp người dân thoát nghèo nhưng mô hình tài chính vi mô chưa phát triển tương xứng như mục tiêu của nó. Trên thực tế, vẫn còn những khoảng trống trên thị trường TCVM, có nhiều hộ nghèo chưa có cơ hội tiếp cận với các loại hình dịch vụ TCVM.

2.1.3.1. Khoảng trống cho tín dụng vi mô

Hai phương pháp khác nhau dẫn đến 2 kết quả khác nhau về khoảng cách giữa cầu về tín dụng vi mô. Tuy nhiên cả 2 phương pháp tính đều chỉ ra rằng nhu cầu về tín dụng vi mô rất lớn so với nguồn cung. Cho dù có nỗ lực rất lớn nhưng khu vực chính thức vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu vay vốn đa dạng, to lớn của các hộ gia đình ở nông thôn. Sự tham gia của khu vực bán chính thức (NGO) không thể thu hẹp khoảng cách này. Còn tới 40% người nghèo chưa được tiếp cận với nguồn tín dụng vi mô. Do vậy, nhiều gia đình vẫn phải dựa vào nguồn lực riêng và họ vẫn thiếu vốn đầu tư cho sản xuất và vì vậy dẫn đến năng suất thấp, hoặc phải thỏa mãn nhu cầu tài chính bằng cách vay vốn từ khu vực không chính thức với lãi suất cao.

Khoảng trống cho tiết kiệm vi mô

Mặc dù theo rất nhiều nghiên cứu thì người nghèo ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn về tiết kiệm nhưng hầu hết các định chế tài chính chính thức và bán chính thức đều chưa quan tâm nhiều đến các khoản tiết kiệm nhỏ. Việc cung cấp các dịch vụ tiết

nhỏ của mình.

Khoảng trống cho bảo hiểm vi mô

Còn khoảng 32 triệu người nghèo và cận nghèo ở Việt Nam chưa tiếp cận được các dịch vụ bảo hiểm thương mại.

Theo đánh giá của các tổ chức nước ngoài, các tổ chức TCVM của Việt Nam mới chỉ tập trung giúp người nghèo thoát nghèo thông qua việc phát triển sản phẩm cho vay tạo thu nhập, mà chưa quan tâm đến bảo vệ người nghèo tránh tái nghèo thông qua việc cung cấp bảo hiểm vi mô cho họ. Kết luận

Những phân tích trên đã chỉ ra rằng , (i)đầu tư vào TCVM vẫn có thể có lãi và hoạt động hiệu quả ; (ii) tuy nhiên, vì ngành còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên để vận hành được có lãi và hoạt động hiệu quả hơn nữa, tiến tới có thể thu hút khối lượng lớn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân thì không chỉ có sự nỗ lực từ phía các định chế TCVM mà còn cần phải có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ để giảm thiểu những rào cản và rủi ro khi gia nhập ngành.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vì nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w