- Cung từ khu vực bán chính thức: chiếm khoảng hơn 5% thị trường cho vay vi mô, bao gồm các dự án do các tổ
2.1.2.3. Khoảng trống cho tín dụng vi mô
Như vậy, mặc dù có đến 87,5% số hộ gia đình nông thôn đã tiếp cận được tới các nguồn vốn từ các định chế tài chính chính thức và khoảng 2% tiếp cận được tới nguồn vốn bán chính thức, mức cho vay trung bình tăng nhưng dường như những người hưởng lợi lại không phải là các hộ gia đình có thu nhập thấp, nhu cầu vốn của các hộ gia đình có thu nhập thấp vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ. Nhìn chung, cơn khát vốn của người nông dân vẫn còn rất cao, số tiền được vay so với nhu cầu mà các hộ gia đình có thu nhập thấp mong muốn còn ít ỏi, các cơ hội đầu tư cũng vì thế mà chưa được tận dụng một cách triệt để
Mặc dù, hai phương pháp xác định nhu cầu vay vốn khác nhau dẫn đến 2 kết quả khác nhau về khoảng cách giữa cầu về tín dụng vi mô. Nhưng cả 2 phương pháp tính đều chỉ ra rằng nhu cầu về tín dụng vi mô rất lớn so với nguồn cung. Cho dù có nỗ lực rất lớn nhưng khu vực chính thức vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu vay vốn đa dạng, to lớn của các hộ gia đình ở nông thôn. Sự tham gia của khu vực bán chính thức (NGO) không thể thu hẹp khoảng cách này. Còn tới 40% người nghèo chưa được tiếp cận với nguồn tín dụng vi mô. Do vậy, nhiều gia đình vẫn phải dựa vào nguồn lực riêng và họ vẫn thiếu vốn đầu tư cho sản xuất và vì vậy dẫn đến năng suất thấp, hoặc phải thỏa mãn nhu cầu tài chính bằng cách vay vốn từ khu vực không chính thức với lãi suất cao.
Hiện nay ở Việt Nam chỉ mới có 3% trong tổng số người nghèo tham gia những dạng bảo hiểm cơ bản nhất10 . Điều này cho thấy nhu cầu to lớn về việc mở rộng cung cấp sản phẩm và phát triển các sản phẩm mới. Có thể nói, đây là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng.